Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, EVN cảnh báo hoá đơn tiền điện sẽ tăng
Tính đến ngày 18/5, công suất hệ thống điện toàn quốc lần đầu tiên trong lịch sử đã vượt qua 36.000 MW, ngoài ra sản lượng tiêu thụ điện cũng ghi nhận con số cao kỷ lục ở mức 756,9 triệu kWh.
- 19-05-2019Sau vụ Nhật Cường Mobile: Điện thoại xách tay trầm lắng
- 19-05-2019Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ giá điện không có gì bất thường
- 18-05-2019Sử dụng điện tăng vọt
Tiêu thụ điện tăng cao đột biến
Trong một thông báo vừa phát đi từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do tình hình nắng nóng gay gắt diện rộng duy trì liên tục ở mức 39-40 độ ở miền Bắc và miền Trung, số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử, công suất đầu nguồn của hệ thống điện toàn quốc đã vượt qua con số 36000 MW.
Ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, 5 tháng đầu năm chưa phải là thời kỳ cao điểm nắng nóng nhưng hệ thống điện đã ghi nhận lượng điện tiêu thụ tăng cao chưa từng thấy.
Đơn cử, ngày 24/4 là ngày nóng nhất tháng 4, công suất đầu nguồn cực đại (Pmax) toàn hệ thống là 35703 MW, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và vượt qua Pmax trong đợt nắng nóng cực đoan nhất năm 2018 (35118 MW - ngày 3/7/2018). Và điển hình tới ngày 17/5/2019 thì mức tiêu thụ điện toàn hệ thống lại đạt đỉnh mới cao hơn, với công suất đỉnh đầu nguồn toàn hệ thống lên tới 35912 MW.
Bên cạnh số liệu về công suất, lượng điện năng tiêu thụ đầu nguồn toàn hệ thống điện quốc gia trong ngày 17/5/2019 lên đến 755 triệu kWh, và số liệu này cũng đã phá kỷ lục, vượt qua mức đỉnh của năm 2018 là 725 triệu kWh vào ngày 3/7/2018. Theo số liệu thống kê của 4 tháng đầu năm, lượng điện tiêu thụ đạt 74,35 tỷ kWh, tăng trưởng 11% so với năm 2018.
Bên cạnh số liệu về công suất, lượng điện năng tiêu thụ đầu nguồn toàn hệ thống điện quốc gia trong ngày 17/5/2019 lên đến 755 triệu kWh, và số liệu này cũng đã phá kỷ lục, vượt qua mức đỉnh của năm 2018 là 725 triệu kWh vào ngày 3/7/2018. Theo số liệu thống kê của 4 tháng đầu năm, lượng điện tiêu thụ đạt 74,35 tỷ kWh, tăng trưởng 11% so với năm 2018.
Thế nhưng, con số tiêu thụ tiếp tục “phá đỉnh” vào ngày 18/5. Vào khoảng 13h40 ngày 18/5/2019, công suất hệ thống điện toàn quốc đã đạt tới 36006 MW, ngoài ra sản lượng tiêu thụ điện ngày 18/5/2019 của cả nước cũng ghi nhận con số cao kỷ lục ở mức 756,9 triệu kWh.
Theo thông tin dự báo thời tiết, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt diện rộng ở miền Bắc và miền Trung còn duy trì ít nhất cho đến hết ngày 19/5/2019, do vậy tình hình tiêu thụ điện được dự báo vẫn tiếp tục ở mức rất cao, thậm chí vẫn có khả năng lại tạo lập kỷ lục mới.
Ngành điện cho biết, đến thời điểm này, sản lượng thủy điện tích trong các hồ miền Trung, Nam chỉ khoảng 2 tỷ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc trong 3 ngày làm việc. Nếu tính riêng các hồ miền Nam, chỉ còn 0,38 tỷ kWh, tương đương lượng điện tiêu thụ tại khu vực này trong 1 ngày.
Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia đã phải huy động các nguồn nhiệt điện dầu từ tháng 4/2019 để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Tổng sản lượng nhiệt điện dầu huy động đến thời điểm này là 160 triệu kWh và sẽ phải tiếp tục huy động nguồn điện giá cao này trong thời gian tới.
EVN cảnh báo hóa đơn tiền điện tăng
Qua theo dõi thực tế nhiều năm, nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nền nhiệt độ. Nếu bước vào cao điểm nắng nóng trong các tháng 5, 6, dự kiến phụ tải còn tiếp tục tăng trưởng cao. Công suất cực đại dự kiến ở mức 37.000- 39.000 MW, tăng 11-14% so với cùng kỳ 2018.
Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động và suy giảm hiệu suất của các thiết bị điện trên lưới cũng như của từng gia đình, từng hộ khách hàng. Điều này dẫn tới những nguy cơ gây quá tải, sự cố, nhảy aptomat, thậm chí nguy cơ gây cháy nổ cũng sẽ tăng cao so với bình thường.
Mặc dù trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như điều hòa nhiệt độ tăng rất cao, EVN vẫn khuyến cáo các cơ quan, công sở, nơi sản xuất và người dân cần tiếp tục chú ý sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
EVN khuyên khách hàng "không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện,…); đặc biệt khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên".
Điều này, theo ngành điện là vừa để đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, vừa giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, đồng thời cũng hạn chế "tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến do mức sử dụng điện quá cao so với bình thường.
Tài chính Plus