Nên đặt lò vi sóng trên bàn bếp hay trên kệ tủ? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai
Dùng lò vi sóng đã lâu nhưng không phải ai cũng biết cách chọn vị trí phù hợp cho thiết bị.
- 28-09-2024Chuyên gia cảnh báo thói quen sử dụng lò vi sóng phổ biến tạo ra 'súp hóa chất' độc hại
- 29-08-2024Bật lò vi sóng khi bên trong không có gì có sao không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai
- 20-08-2024Túi nilon có quay được trong lò vi sóng không? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai
Nhắc đến những thiết bị quen thuộc trong một gia đình hiện đại hiện nay, không thể không kể tới chiếc lò vi sóng. Lò vi sóng có chức năng chính là hâm nóng thực phẩm, thức ăn, thậm chí là một số loại đồ uống bằng sóng vi ba. Việc sử dụng lò vi sóng cũng vô cùng dễ dàng. Người dùng chỉ cần cho thứ cần hâm, quay nóng vào thiết bị, chọn mức nhiệt độ và thời gian sao cho phù hợp với nhu cầu là được.
Dù quen thuộc là vậy tuy nhiên trên thực tế, có một vấn đề với lò vi sóng không phải người dùng nào cũng biết cách thực hiện đúng. Đó là chọn vị trí phù hợp cho thiết bị. Với công dụng của mình, lò vi sóng thường được đặt trong bếp, tuy nhiên trên bàn bếp hay trên kệ tủ, đâu mới là vị trí lý tưởng nhất?
Một số ý kiến cho rằng bàn bếp là khu vực lý tưởng nhất, thuận tiện cho sử dụng. Số khác lại phản bác, tủ kệ riêng vẫn là phù hợp hơn cả để việc dùng lò vi sóng không ảnh hưởng tới các hoạt động nấu nướng khác. Vậy đâu là quan điểm đúng?
Chuyên gia đưa ra lời khuyên
Các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất, phân phối hay sửa chữa lò vi sóng cho biết, vị trí lò vi sóng được đặt ở đâu còn tùy vào nhiều yếu tố, ví dụ như thiết kế của không gian bếp, nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình... Cụ thể, đặt trên bàn bếp hay trên kệ tủ đều phù hợp.
Nhiều gia đình có không gian bàn bếp đủ rộng, bàn bếp sẽ là vị trí đầu tiên được nghĩ tới khi đặt lò vi sóng. Tuy nhiên nếu bàn bếp có diện tích hạn chế, việc thiết kế kệ tủ hay một chiếc giá, bàn riêng biệt để đặt lò vi sóng lại vô cùng cần thiết. Nếu bàn bếp chật, hẹp, không đủ diện tích, mà người dùng vẫn cố gắng "nhồi nhét" lò vi sóng, thiết bị có thể bị rơi, đổ trong quá trình sử dụng, hoặc bị đặt ở các vị trí "cấm kỵ" như gần bếp, gần bồn rửa.
Bên cạnh lựa chọn bàn bếp hay tủ kệ riêng biệt, các chuyên gia cũng nhấn mạnh người dùng nên chú trọng thêm nhiều yếu tố khi tìm kiếm vị trí thích hợp để đặt lò vi sóng. Yếu tố được đánh giá là quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của thiết bị chính là khoảng trống xung quanh.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn là các cạnh bên, mặt trên, mặt sau cũng như mặt trước của lò vi sóng nên được thông thoáng, không đặt quá sát các vật cản như cạnh tủ, tường hay các thiết bị khác như tủ lạnh, lò nướng... Việc đảm bảo yếu tố này sẽ giúp lò vi sóng vận hành tốt quy trình tản nhiệt khi hoạt động.
Các chuyên gia đưa ra gợi ý một số con số lý tưởng như sau về khoảng cách giữa lò vi sóng với các cạnh bên.
- Mặt sau hay các mặt bên lò vi sóng cách tường tối thiểu 10-15cm.
- Mặt trên lò vi sóng cách thiết bị khác hay phần trần tối thiểu 40cm.
- Lò vi sóng đặt cao hơn mặt đất tối thiểu 80cm.
- Mặt trước (khu vực cửa) lò vi sóng được thông thoáng, không có vật cản.
Việc đặt lò vi sóng cao hơn so với mặt đất một khoảng và mặt trước - tức khu vực cửa thiết bị được thông thoáng, không có vật cản, giúp người dùng thuận tiện trong quá trình sử dụng. Cửa thiết bị có thể mở ra dễ dàng và khi đưa/lấy thực phẩm trong lò vi sóng, người dùng sẽ không cần cúi người hay quá với.
Như đã nói ở trên, một số yếu tố khác người dùng cũng nên để ý khi chọn vị trí lò vi sóng đó là tránh xa nguồn nhiệt, hay thiết bị sinh nhiệt cao khác, tránh xa nguồn nước, hơi ẩm hay tránh xa những ổ vi khuẩn, nơi tiềm ẩn sản sinh vi khuẩn...
Những "nơi cấm kỵ" không nên đặt lò vi sóng
1. Trên tủ lạnh
Nhiều gia đình bàn bếp không đủ diện tích, không gian, thay vì thiết kế kệ, tủ riêng để đặt lò vi sóng thì tận dụng ngay khu vực nóc tủ lạnh. Tuy nhiên các chuyên gia nhấn mạnh đây là một sai lầm nghiêm trọng.
Tủ lạnh là một thiết bị sinh nhiệt lớn và cũng cần tỏa nhiệt trong quá trình hoạt động. Việc đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh khiến cả 2 thiết bị tiềm ẩn nguy cơ xảy ra quá nhiệt, dẫn tới chập cháy nguy hiểm. Ngoài ra lò vi sóng cũng vô tình tạo nên sức nặng đè lên tủ lạnh, khiến thiết bị suy giảm tuổi thọ.
2. Trong tủ đóng kín
Nếu thiết kế kệ tủ riêng biệt để đặt lò vi sóng, người dùng không nên thiết kế tủ đóng kín. Việc lưu trữ trong tủ bếp đóng kín sẽ khiến các lỗ thông gió này không thể phát huy tác dụng. Hơi nóng từ thiết bị sau khi được sử dụng xong không thể được tản nhiệt tối ưu, từ đó có thể khiến thiết bị xảy ra hư hỏng.
Chuyên gia Meaghan Thomas từ Pinch Spice nhấn mạnh thêm, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nếu người dùng đặt lò vi sóng bên trong tủ bếp và cạnh các loại gia vị: "Nhiệt lượng toả ra từ lò vi sóng có thể làm khô lớp dầu ăn trong gia vị, khiến chúng trở nên suy giảm chất lượng và có thể nhanh hỏng hơn".
3. Ngay trên bếp nấu
Dù thuận tiện đến đâu nhưng lò vi sóng cũng không thể đặt ngay trên bếp nấu. Chuyên trang Homes and Gardens chỉ ra nhược điểm của cách làm này có thể khiến việc vệ sinh thiết bị trở nên khó khăn và việc lấy đồ từ lò vi sóng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt với những người có chiều cao khiêm tốn.
Ngoài ra, việc đặt 2 thiết bị cùng sinh ra nguồn nhiệt lượng lớn gần nhau (ở đây là lò vi sóng và bếp nấu) còn khiến hư hại, suy giảm tuổi thọ của cả 2.
Thu Phương
Đời sống & pháp luật