Nền kinh tế các nước mới nổi “lao đao” khi các nước giàu giành mua khí đốt
Giờ đây, các lô khí đốt lẽ ra được điều hướng sang Pakistan hay Ấn Độ đang được điều hướng sang châu Âu nơi mà người mua sẵn sàng trả giá cao hơn, theo các nhà kinh doanh năng lượng.
Giờ đây, các lô khí đốt lẽ ra được điều hướng sang Pakistan hay Ấn Độ đang được điều hướng sang châu Âu nơi mà người mua sẵn sàng trả giá cao hơn, theo các nhà kinh doanh năng lượng.
Căng thẳng Nga – Ukraine đã khiến cho châu Âu phải đương đầu với kịch bản trải qua một mùa đông lạnh giá, tuy nhiên chi phí năng lượng tại nhóm các nước đang phát triển đang tăng lên khi mà chính phủ các nước chật vật trong việc duy trì nguồn cung năng lượng cho người dân chịu ảnh hưởng bởi lạm phát leo thang.
Theo Bloomberg, chính phủ Pakistan đang buộc phải đưa ra chính sách cắt điện luân phiên và tăng giá điện bởi không còn có thể cung cấp đủ nhiên liệu. Nhiều cửa hàng tại Bangladesh phải đóng cửa vào lúc 8h tối trong chương trình tiết kiệm điện của chính phủ, cùng lúc đó, chính phủ Mexico áp dụng chính sách tăng cường trợ cấp nhằm làm giảm chi phí điện dân dụng.
Việc thắt lưng buộc bụng này diễn ra ở khoảng thời gian vô cùng khó khăn: Sự dịch chuyển sang nguồn năng lượng sạch đồng nghĩa với chính phủ nhiều nước phát triển đầu tư không đủ vào những nỗ lực sản xuất nhiên liệu hóa thạch, cùng lúc đó, nhóm các nước nghèo buộc phải áp dụng chính sách tiết kiệm khí đốt. Giờ đây khi mà giá khí đốt hiện đã tăng đến 150% so với khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu le thang, cá nước giàu phải trả thêm nhiều tiền để đảm bảo nguồn cung, các nước mới nổi không thể cạnh tranh được.
“Dường như không có khả năng các nước mới nổi có thể chiến thắng các nước phát triển. Những gì đang diễn ra có nhiều tác động về kinh tế, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu xếp tiền cho các mục tiêu kinh tế và quốc gia”, giám đốc quỹ Accenture’s Global Energy tại Houston – ông Muqsit Ashraf phân tích.
Giờ đây, các lô khí đốt lẽ ra được điều hướng sang Pakistan hay Ấn Độ đang được điều hướng sang châu Âu nơi mà người mua sẵn sàng trả giá cao hơn, theo các nhà kinh doanh năng lượng. Sri Lanka cũng đang chật vật trong việc đảm bảo nguồn cung khí đốt cho người dân, còn Argentina không thể mua đủ khí đốt dùng trong tháng 8/2022 bởi giá cả tăng quá nóng.
Chi phí năng lượng chiếm khoảng từ 2% đến 4% tổng GDP của nhóm nước phát triển. Còn hiện tại chi phí này với nhóm nước mới nổi đã lên mức khoảng 25% GDP. Trong khi đó, giá trị các đồng tiền sụt giảm cũng khiến cho chi phí nhập khẩu leo thang, vì vậy càng làm khó hơn nữa nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Chính phủ các nước khu vực Mỹ - Latinh đã phản ứng bằng cách tăng cường trợ cấp và giảm thuế với xăng và dầu diesel nhằm hỗ trợ cho người dân hiện vẫn đang chật vật khôi phục cuộc sống bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Mexico sẽ chi ra khoảng 25 tỷ USD trợ cấp nhiên liệu và điện trong năm nay. Tại Panâm, chính phủ buộc phải hành động khi người biểu tình đổ ra đường.
Tại châu Phi, Ngân hàng Thế giới phải trợ cấp cho những người đi xe bus tại Mozambique nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng. Còn tại Burundi, tình trạng thiếu khí đốt đang khiến cho nhiều người phải mua khí đốt trên thị trường chợ đen với giá gấp 3 lần giá chính thức.
Trong phần lớn thập kỷ vừa qua, giá than đá và khí đốt rẻ và nguồn cung dồi dào, chính vì vậy nhóm nước mới nổi hưởng lợi. Phía nhóm nước phát triển như Australia hay Mỹ đưa ra nhiều dự án khí đốt mới còn trong khi đó nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Nhật, Hàn Quốc đi ngang. Việc chính phủ các nước giàu loại bỏ nguồn năng lượng độc hại và cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến đã khiến cho thị trường thế giới ngập trong dầu.
Nhà phân phối khí đốt Gail của Ấn Độ cho đến nay đã không mua đủ khí đốt cho các khách hàng nội địa của họ, chính vì vậy họ phải giảm nguồn cung cho nhiều nhà máy hóa dầu và thuốc trừ sâu. Tại Thái Lan, thuế sử dụng điện tư nhân tăng thêm 17% trong tuần này bởi nhập khẩu khí đốt đắt đỏ hơn trước rất nhiều.
Nhịp sống kinh doanh