MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nền kinh tế Internet của Việt Nam đạt GMV 21 tỷ USD năm nay, có thể lên 220 tỷ USD vào năm 2030

10-11-2021 - 10:09 AM | Thị trường

Nền kinh tế Internet của Việt Nam đạt GMV 21 tỷ USD năm nay, có thể lên 220 tỷ USD vào năm 2030

Trong năm 2021, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31%, lên 21 tỷ USD, dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025 và 220 tỷ USD vào năm 2030.

Theo báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á - Tiếng gầm thập kỷ 20 bởi Google Temasek và Bain & Company, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 31% lên 21 tỷ đô la Mỹ trong năm nay nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái, dù thị trường du lịch trực tuyến đang thu hẹp, và dự kiến tiếp tục đạt 57 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. 

Đến năm 2030, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt tổng giá trị hàng hoá (GMV) 220 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.

Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Người tiêu dùng kỹ thuật số trước đại dịch trung bình đã sử dụng thêm 4 dịch vụ kỹ thuật số kể từ khi đại dịch bắt đầu. 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong tương lai; cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ kỹ, sản phẩm thuật số của người dùng Việt Nam.

Tại Việt Nam, các dịch vụ tài chính Kỹ thuật số cũng đang trở thành yếu tố thúc đẩy quan trọng với 95% doanh nghiệp kỹ thuật số hiện chấp nhận thanh toán kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay kỹ thuật số.

Nền kinh tế Internet của Việt Nam đạt GMV 21 tỷ USD năm nay, có thể lên 220 tỷ USD vào năm 2030 - Ảnh 1.

Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam từ Báo cáo e-Conomy SEA 2021

Báo cáo e-Conomy SEA năm 2021 nhấn mạnh Đông Nam Á đang trên con đường trở thành nền kinh tế kỹ thuật số trị giá một nghìn tỷ đô la vào năm 2030, trong đó Việt Nam có thể đạt ngưỡng 220 tỷ đô la tổng giá trị hàng hóa (GMV). 

Báo cáo dự đoán rằng Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam đang bước vào "Thập kỷ Kỹ thuật số" khi Internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Khu vực này hiện có hơn 440 triệu người dùng Internet, 350 triệu trong số đó là người tiêu dùng kỹ thuật số, tức là người dùng Internet đã sử dụng ít nhất một dịch vụ trực tuyến.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, SEA đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, trong đó 20 triệu người tham gia chỉ trong nửa đầu năm 2021. 

    Tăng trưởng của Đông Nam Á được thúc đẩy bởi thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm

Theo báo cáo, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử tại SEA có thể vượt 120 tỷ USD vào cuối năm 2021 (tăng gần gấp đôi so với năm 2020) với tiềm năng đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Lĩnh vực giao hàng thực phẩm nổi lên như một điểm sáng, tăng trưởng cùng kỳ 33% đạt 12 tỷ đô la Mỹ vào GMV. Hiện nó đã trở thành dịch vụ kỹ thuật số có độ phủ rộng nhất với 71% tổng số người dùng Internet đặt bữa ăn trực tuyến ít nhất một lần.

Tăng trưởng du lịch trực tuyến vẫn bị tắt nghẽn nhưng có khả năng sẽ chứng kiến sự phục hồi trong trung và dài hạn được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch bị dồn nén và tiến độ tiêm chủng. Truyền thông trực tuyến chứng kiến mức tăng trưởng 32% lên 22 tỷ đô la vào năm 2021. Đặc biệt, đại dịch mở ra một thế hệ game thủ mới sẵn sàng chi tiêu.

Năm 2021, Indonesia đóng góp 40% tổng GMV của khu vực với 70 tỷ USD; trong khi Philippines tăng trưởng ấn tượng 93% để trở thành nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 17 tỷ USD.

"Nền kinh tế Internet của Việt Nam tiếp tục thu hút vốn toàn cầu nhờ các nền tảng cho tăng trưởng mạnh mẽ như một lượng lớn người dùng kỹ thuật số tương tác cao và hệ sinh thái kỹ thuật số đang phát triển gồm các vườn ươm, những trung tâm tăng tốc phát triển và các phòng thí nghiệm đổi mới", Rohit Sipahimalani, Trưởng bộ phận đầu tư chiến lược, phụ trách chung và Đông Nam Á của Temasek cho biết.

"Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực với gần 220 tỷ USD với sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư và khi ngày càng có nhiều người dân ngoại thành lên mạng. Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ kỹ thuật số sắp tới, Việt Nam phải tiếp tục đầu tư vào các động lực thúc đẩy và hỗ trợ quan trọng như thanh toán kỹ thuật số và phát triển nhân tài ", Florian Hoppe, Đối tác và Trưởng bộ phận Thực hành Kỹ thuật số tại Châu Á - Thái Bình Dương, Bain & Company cho biết. 

"Chúng tôi tin rằng sự thâm nhập ngày càng tăng của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng tương ứng, tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực hậu cần giao nhận cùng với khả năng truy cập Internet phổ biến và sự thay đổi cơ cấu trong hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo ra bước nhảy vọt cho nền kinh tế Internet của Việt Nam vào năm 2030".

Đức Nam

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên