Nền kinh tế lớn nhất thế giới 'không như mơ': Làn sóng vỡ nợ dâng lên, số doanh nghiệp phá sản nhiều kỷ lục trong hơn 1 thập kỷ
Số doanh nghiệp Mỹ phá sản đã đạt mức cao chưa từng có kể từ thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau khi lãi suất tăng cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
- 07-01-2025Hàng loạt chuyên gia dự đoán Fed đã ‘nhấn nút’ tạm dừng vì lời nói cứng rắn của Chủ tịch Jerome Powell, thậm chí có thể tăng lãi suất nếu số liệu kinh tế này thay đổi
- 07-01-2025Nền kinh tế số 1 thế giới ‘trúng độc đắc’: Khai quật được mỏ ‘vàng trắng’ có trữ lượng siêu khủng, kỳ vọng phản ‘đòn hiểm’ của quốc gia chủ chốt BRICS
- 07-01-2025Một cuộc khủng hoảng đang xuất hiện ở nền kinh tế số 1 châu Âu, nghiêm trọng không kém "cơn bĩ cực" của ngành công nghiệp, gióng hồi chuông báo động đến toàn xã hội
Financial Times trích dẫn số liệu từ S&P Global Market Intelligence, ít nhất 686 công ty Mỹ đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2024, tăng khoảng 8% so với năm 2023 và cao nhất kể từ khi có 828 doanh nghiệp nộp đơn vào năm 2010.
Ngoài ra, số lượng đơn gửi đến toà án nhằm ngăn chặn tình trạng phá sản cũng tăng vào năm ngoái, vượt xa số vụ phá sản khoảng 2 lần, theo Fitch Ratings. Do đó, các bên phát hành nợ có tổng nợ ít nhất 100 triệu USD chứng kiến tỷ lệ thu hồi thấp nhất kể từ năm 2016.
Sự sụp đổ của hãng bán lẻ đồ tổ chức tiệc Party City là một trường hợp điển hình tại Mỹ vào năm ngoái. Cuối tháng 12, công ty này nộp đơn xin phá sản lần thứ 2 trong nhiều năm, sau khi đệ đơn theo Chương 11 vào tháng 10/2023.
Party City cho biết họ sẽ đóng cửa 700 cửa hàng trên toàn nước Mỹ sau khi chật vật trong “môi trường vô cùng khó khăn, do áp lực lạm phát đè nén lên chi phí và chi tiêu của người tiêu dùng, cùng các yếu tố khác.”
Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu khi khoản tiền hỗ trợ từ đại dịch đã dần được “tiêu hết”, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các công ty phụ thuộc vào khoản chi tiêu không thiết yếu. Các vụ phá sản lớn khác vào năm ngoái nhận được nhiều chú ý bao gồm hãng sản xuất đồ lưu trữ thực phẩm Tupperware, chuỗi nhà hàng Red Lobster, Spirit Airlines và hãng bán lẻ mỹ phẩm Avon Products.
Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại EY, cho biết: “Giá hàng hoá và dịch vụ tiếp tục tăng cao đang gây áp lực cho người tiêu dùng. Gánh nặng này đặc biệt gây khó khăn cho những gia đình có thu nhập thấp. Nhưng ngay cả nhóm thu nhập trung bình cũng chi tiêu thận trọng hơn.”
Áp lực đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đã giảm bớt phần nào khi Fed bắt đầu hạ lãi suất, dù các quan chức cho biết họ có thể chỉ giảm thêm 0,5% vào năm 2025.
Năm 2021 và 2022, Mỹ chỉ có 777 doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản. Khi đó, chi phí đi vay thấp hơn nhiều do Fed liên tục hạ lãi suất. Con số đó đã tăng lên 636 vào năm 2023 và tiếp tục tăng vào năm ngoái, ngay cả khi lãi suất bắt đầu giảm. Theo dữ liệu của S&P, ít nhất 30 trong số các công ty nộp đơn xin phá sản vào năm ngoái có ít nhất 1 tỷ USD nợ phải trả ở thời điểm nộp đơn.
Nhìn chung, số vụ phá sản thường tương đương với số vụ kiện ngoài toà án nhằm giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. Joshua Clark, giám đốc cấp cao tại Fitch Ratings, giải thích những động thái này được gọi là “bài tập quản lý nợ phải trả” và đang ngày càng trở nên phổ biến, chiếm phần lớn trong các trường hợp vỡ nợ doanh nghiệp ở Mỹ trong những năm gần đây.
Clark cho biết, có thể lợi nhuận của các doanh nghiệp đó sẽ tăng lên, hoặc lãi suất giảm xuống, hoặc cả 2 đều diễn ra, tất cả là để ngăn chặn tình trạng phá sản. Ông nói thêm rằng, việc giải quyết các khoản nợ như vậy có thể tác động xấu đến nhà cho vay khi họ phải chịu cảnh “nợ chồng nợ”.
Tham khảo FT
Nhịp Sống Thị Trường