MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền mặt

27-10-2018 - 19:15 PM | Tài chính quốc tế

Điều kiện tiền tệ thắt chặt ở Ấn Độ cùng nỗi lo về sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ đã làm giảm nhu cầu và kìm hãm tâm lý theo số đông của nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Tăng trưởng kinh tế trong quý III có thể đã giảm từ mức 8% cùng mức tăng của quý trước khi mức tiêu thụ đã bớt nóng lên. Hoạt động tổng thể đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng và đứng ở vị trí giữa lần đầu tiên kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi các chỉ số đo lường về tâm lý đám đông (animal spirits).

Các dấu hiệu cho thấy sức tiêu dùng, một động lực tăng trưởng quan trọng, đang suy giảm là một tin xấu cho các khoản đầu tư tư nhân. Dưới đây là chi tiết đầy đủ:

Hoạt động kinh doanh

Chỉ số của các dịch vụ chính tăng với tốc độ chậm nhất trong vòng 4 tháng ở thời điểm tháng 9 trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh mới bị đình trệ. Các công ty báo cáo rằng các điều kiện thị trường lại không có gì đặc biệt, với hoạt động tăng trưởng chậm lại, cụ thể trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và các dịch vụ kinh doanh. Chỉ số PMI của Nikkei India Composite cũng giảm do hoạt động các ngành dịch vụ yếu hơn đã làm lu mờ sự cải thiện nhỏ trong thước đo sản xuất. Khu vực dịch vụ chiếm khoảng 55% GDP quốc gia này.

Các hoạt động xuất khẩu đã thu hẹp so với năm trước, bất chấp tình trạng sụt giá mạnh của đồng rupee. Đáng lo ngại hơn, các hoạt động nhập khẩu cũng bị giảm bớt dù giá dầu tăng cao và những kỳ vọng trái ngược của nhu cầu dành cho vàng. Các nhà phân tích tại Nomura Holdings nói rằng những điểm này sẽ khiến cho mức tăng trưởng trong nước có thể giảm sút và mức điều chỉnh sớm hơn mong đợi cùng với đồng nội tệ ngày càng yếu. Nhìn chung, thương mại với nước ngoài dự kiến sẽ làm giảm mức tăng trưởng trong quý III, không như những quý trước khi các hoạt động xuất khẩu đã góp phần là đà tăng cho tăng trưởng.

Hoạt động tiêu dùng

Cuộc khảo sát gần đây nhất về niềm tin của người tiêu của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho thấy các điều kiện đang dịu lại. Chỉ số của tình trạng hiện tại đã suy giảm trong cuộc khảo sát hồi tháng 9, phản ánh thái độ của người tiêu dùng ngày càng tiêu cực với tình hình kinh tế chung và kịch bản về việc làm, ngân hàng trung ương cho hay.

Dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô của Ấn Độ cho thấy doanh số bán xe tư nhân cũng giảm trong tháng 9 do chi phí cho vay tăng cao, cùng giá nhiên liệu trong nước tăng đột biến có thể khiến người mua chán nản. Chi phí bảo hiểm cao hơn dự kiến sẽ làm giảm doanh thu của các phương tiện xe hai bánh trong tháng tới, các nhà phân tích cho hay, mặc dù doanh số bán lẻ cũng đang ở mức khá cao - chủ yếu là do nhu cầu vững chắc đối với xe tải.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng ngân hàng đã giảm xuống 12,5% vào tháng 9 so với một năm trước và so với mức tăng 13,5% của tháng 8. Abhishek Gupta của Bloomberg Economics cho biết nguyên nhân có thể là do lãi suất cho vay đã tăng trong vài tháng qua.

Ông nói: "Các điều kiện thanh khoản chặt chẽ trong hệ thống ngân hàng đã khiến tiền gửi ngân hàng và lãi suất cho vay tăng kể từ tháng 3 và có thể tín dụng ngân hàng sẽ tiếp tục tăng."

Hoạt động kinh tế

Dòng vốn FDI vào Ấn Độ đã chậm lại vào tháng 8, trái ngược với khu vực Đông Nam Á, hiện đang chứng kiến các khoản đầu tư "bùng nổ" do cuộc chiến thương mại. Bất ổn chính trị và những lo ngại về chính sách bị tê liệt đã khiến các nhà đầu tư thờ ơ với thị trường này.

Ngoài ra, các vấn đề trong lĩnh vực tài chính đang gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Hoạt động công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp cơ sở hạ tầng, đóng góp 40% vào chỉ số sản xuất công nghiệp, cũng chậm lại trong tháng 8. Nguyên nhân một phần là do sản lượng dầu thô, phân bón và sản lượng khí tự nhiên giảm. Nhìn chung, tăng trưởng trong chỉ số sản xuât công nghiệp cũng giảm xuống còn 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, áp lực do giá cả tăng cùng chi phí cho nguyên liệu cao và đồng USD mạnh hơn khiến hàng hoá nhập khẩu đắt đỏ hơn. Với mức lạm phát theo dự báo sẽ ở gần với mục tiêu hoặc thậm chí là chưa đến, thì mục tiêu 4% của ngân hàng trung ương trong những tháng tới sẽ phải đối mặt với mức nâng lãi suất vào tháng 6 và tháng 8.

Hương Giang

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên