Nên làm gì khi cạn sạch tiền tiết kiệm, thậm chí ăn mì tôm qua ngày vì ảnh hưởng của đại dịch?
Vừa phải tiết kiệm lại từ đầu, vừa phải tìm cách trang trải cuộc sống mà không mắc nợ là "nhiệm vụ bất khả thi" với nhiều người trong bối cảnh hiện tại.
- 06-09-202114 thứ nên loại bỏ khỏi căn bếp ngay bây giờ để mang lại sự gọn gàng, an toàn và tiết kiệm tiền
- 04-09-2021Cách tiêu tiền thể hiện trình độ "kiểm soát cuộc sống" của bạn: Chi tiêu đúng đắn, tiết kiệm thông minh, ắt sống thoải mái
- 02-09-2021Muốn có tiền tiết kiệm thì phải bỏ 3 thói quen xấu trong chi tiêu đang khiến bạn đã nghèo lại nghèo hơn
Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp. Dù nhiều người đã tìm việc khác thay thế nhưng nó không đem lại thu nhập đủ để trang trải cuộc sống. Thậm chí, sau hơn 1 năm từ khi dịch bệnh bùng phát, một bộ phận không nhỏ người dân trên thế giới đã cạn kiệt toàn bộ tiết tiền kiệm. Một số người thậm chí còn phải ăn mì tôm hay những món đạm bạc khác để sống qua ngày.
Một khảo sát do CNBC và công ty công nghệ tài chính Acorns thực hiện tháng 9 năm ngoái cho thấy 14% người Mỹ (khoảng 46 triệu người), đã tiêu hết tiền tiết kiệm do ảnh hưởng của Covid-19.
Nếu cũng rơi nằm trong số hàng chục triệu người vừa phải tiết kiệm lại từ đầu, vừa phải tìm cách trang trải cuộc sống mà không mắc nợ, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây của các chuyên gia tài chính:
Theo dõi chi tiêu và lập ngân sách
Nếu đang vật lộn kiếm sống, bạn có thể phải tạm gác việc để dành tiền cho tài khoản tiết kiệm sang một bên. Tuy nhiên, bạn cần có bức tranh tổng thể về tình hình tài chính hiện tại của mình trước khi thực hiện bất kỳ điều gì để cải thiện.
Andrew Meadows – phó chủ tịch cấp cao của một tổ chức tài chính chia sẻ: "Về ngắn hạn, cần xem xét các khoản thu, chi, những gì sắp phải tiêu và phần còn lại. Đó là những điều cơ bản để xây dựng ngân sách. Bằng cách không chi tiêu nhiều hơn số tiền mình có, ít nhất, bạn sẽ không nợ nần chồng chất trong giai đoạn khó khăn về tài chính".
Trong trường hợp mất việc hoặc vừa nhảy việc, bạn cần xem xét lại ngân sách dựa trên thu nhập mới.
Cắt giảm chi tiêu
"Bạn nên nhìn vào tình hình chi tiêu, từ đó tìm ra những cách sáng tạo và hợp lý nhất để cắt giảm chi phí. Ví dụ, bạn có thể vừa tiết kiệm tiền vừa học thêm được kỹ năng mới với việc nấu ăn tại nhà thường xuyên hơn.
Hãy phân biệt giữa chi tiêu thiết yếu và chưa thiết yếu để tìm ra những thứ có thẻ cắt giảm mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn. Theo Andrew, chi tiêu thiết yếu bao gồm các khoản cố định như tiền thuê nhà, điện, nước, Internet, nhu yếu phẩm… Còn chi tiêu chưa thiết yếu là những khoản như giải trí, quần áo.
Bên cạnh đó, ông khuyên rằng bạn có thể bán đi một số món đồ còn tốt nhưng không dùng đến nữa như thiết bị, quần áo, phụ kiện… hay làm thêm một công việc trực tuyến nào đó để có thêm thu nhập.
Trong khi đó, Stacie M. Mastin - phó chủ tịch kiêm cố vấn tài chính của Tompkins Financial Advisors cho biết: "Bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp điện, truyền hình cáp hay nhà mạng di động để cắt giảm số tiền phải trả trong hóa đơn hàng tháng. Nếu không thành công, hãy tìm một đơn vị khác có chất lượng tương đương nhưng đưa ra mức giá thấp hơn".
Tiết kiệm ngay khi tình hình bớt khó khăn
"Điều quan trọng là tập trung cải thiện thu nhập trước khi nghĩ đến việc tiết kiệm tiền trong giai đoạn khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, nếu tình hình cải thiện, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm lại từ đầu với số tiền vừa đủ để không ảnh hưởng đến cuộc sống. Hãy coi khoản tiết kiệm như một ‘hóa đơn’ phải trả hàng tháng. Đừng vội chi tiêu thoải mái khi mọi thứ được cải thiện bởi không ai biết trước trong tương lai, mình có gặp khó khăn nữa hay không. Khoản tiết kiệm trên sẽ giúp bạn chủ động trong những tình huống khẩn cấp không lường trước được".
Nguồn: GBR
Doanh nghiệp và tiếp thị