Networking – “Át chủ bài” để SMEs thắng thế
Khảo sát tại Anh của Đại học Surrey, Đại học Greenwich và Kingston Smith cho thấy “vốn xã hội” có tác động lớn đến thành công của doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ chú trọng việc cải thiện nguồn vốn này nhưng lại chưa thực sự tìm được hướng đi phù hợp.
Online networking phát triển mạnh mẽ
Vốn xã hội trong kinh doanh được hiểu là những mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, mang đến nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Theo nhận định, cách hiệu quả nhất để tối đa hóa tài sản đặc biệt này là tạo dựng các mối quan hệ trên mạng xã hội. Thậm chí, những trang web như LinkedIn được đánh giá có vai trò tương đương những sự kiện networking offline trong việc mở rộng mối quan hệ cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, nhiều diễn đàn đang được xây dựng như MobiBiz.vn, Shield… đã bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng. Khảo sát từ các cộng đồng dành cho doanh nghiệp trên LinkedIn hay Facebook cho thấy mỗi nội dung chia sẻ thường có lượng tương tác từ vài nghìn đến vài chục nghìn.
Đại diện trang MobiBiz.vn cũng cho biết, chuyên mục Góc tư vấn – được xây dựng để kết nối doanh nhân với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực – thường xuyên nhận được câu hỏi của các doanh nghiệp. Số lượng yêu cầu giải đáp thắc mắc là khoảng 70 yêu cầu mỗi tháng, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mô hình networking hiện đại: kết hợp online và offline
Theo đánh giá, trong thời gian tới, việc dùng internet để trao đổi, chia sẻ kiến thức và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trở nên cấp thiết. Điều này khiến nhiều người lo ngại networking online sẽ thay thế networking truyền thống.
Song, các mối quan hệ offline vẫn được đánh giá cao bởi chúng “thật” hơn, dễ dàng để doanh nhân thể hiện mình hơn nhờ có sự hỗ trợ của ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc và mang lại phản hồi trực tiếp cho những người tham gia. Thực tế cho thấy hai hình thức này sẽ và nên phát triển song song để hỗ trợ cho nhau. Bằng chứng là chỉ số phát triển của tổ chức Refferal Networking của BNI (một tổ chức điều hành các sự kiện networking kinh doanh lớn nhất thế giới) trong năm qua là 1.000% tăng trưởng.
Kể cả với các cộng đồng online, những hoạt động gặp mặt trực tiếp vẫn là không thể thiếu. Đình T. (người sáng lập một hệ thống thời trang thể thao online) chia sẻ nhóm startup mà T. đang tham gia hoạt động chủ yếu trên Facebook. Tuy nhiên, đều đặn mỗi tháng 2 lần, nhóm vẫn họp, gặp gỡ và thảo luận offline. Đặc biệt, trong các buổi này, người điều hành thường mời những startup thành công, có kinh nghiệm đến nói chuyện nên đây là hoạt động không thành viên nào vắng mặt.
Trong chiến lược phát triển MobiBiz.vn, đại diện trang cũng cho hay các sự kiện networking offline sẽ được MobiBiz chú trọng tổ chức trong thời gian tới để kết nối các thành viên với nhau và với các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia trong ngành.
Việc kết hợp hai hình thức cũng là điều được nhiều chuyên gia khuyến nghị bởi phía chuyên môn. Theo Giáo sư Punit Arora (Trường Colin Powell về Lãnh đạo dân sự và toàn cầu, Đại học thành phố New York, Mỹ), mỗi doanh nhân chỉ có khả năng kiểm soát tối đa khoảng 150 đến 250 mối quan hệ. Vì thế, thay vì chỉ tìm cách kết nối được với nhiều người hơn, doanh nhân cần chú trọng đến việc đa dạng hóa hình thức kết nối và chiều sâu của mối quan hệ.
Simon Phillips, tác giả của cuốn The Complete Guide to Professional Networking: The Secrets of online and offline success cũng đưa ra cách kết hợp lý tưởng giữa hai mô hình networking để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo đó, networking truyền thống nên được tiến hành theo 3 bước: Foresight (tìm hiểu về đối tác trước buổi gặp trên mạng xã hội), Insight (tìm hiểu đối tác trong cuộc trò chuyện) và Hindsight (duy trì mối quan hệ cả trên mạng xã hội lẫn quan hệ trực tiếp). Các bạn có thể tìm đọc tại đây.