"Nếu chúng tôi không chết vì Covid-19, thì sẽ chết vì đói"
Không nước nào trong Liên minh Châu Âu được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 như Tây Ban Nha.
- 28-07-2020Người Trung Quốc giữa mênh mông sóng nước: Chống lũ, chống dịch bệnh, chống kẻ cắp
- 30-06-2020Nhà đầu tư hứng khởi bất chấp làn sóng dịch bệnh thứ 2 bùng phát, Dow Jones tăng gần 600 điểm
- 26-06-2020Không chỉ Covid-19, Trung Quốc còn có một "dịch bệnh" đã giết chết hơn 840.000 người/năm mà đến giờ vẫn chưa thể giải quyết
Để nhận thấy điều gì đó bất ổn ở quần đảo Canaria (Tây Ban Nha), người ta không cần phải đi xa. Khủng hoảng đã hiện diện ở đây từ lâu. Từ sân bay phía nam Teneriffa chỉ cần đi thẳng về phía nam, qua ngã rẽ đầu tiên men theo triền núi hướng ra biển là có thể sẽ thấy khách sạn 5 sao "San Blas". Thực ra khái niệm khách sạn không phản ánh đúng tầm vóc toàn bộ khu vực này.
Nơi này không khác gì một tổ hợp rộng lớn gồm hàng loạt phòng nghỉ, căn hộ, biệt thự và một cái hồ nhân tạo, người ta có thể bơi thuyền kayak trên hồ này. Ngoài ra còn có sân tennis, sân chơi và không chỉ 1 mà là 8 bể bơi. Mọi năm, vào thời điểm này, giá một đêm ở đây là khoảng 230 Euro, thu hút tới 700 du khách.
Nhưng hiện giờ, San Blas không có một bóng người. Cổng ra vào đóng kín, trang web của khách sạn đặt thông báo: Đăng ký phòng bắt đầu từ tháng 11.
Ông Alirio Pérez, giám đốc khách sạn mở cổng và chỉ cho chúng tôi đế chế vắng vẻ, lạnh tanh của mình. Người ta có cảm giác đang ở trong một tòa lâu đài với những căn phòng rộng thênh thang, trần cao chót vót và các cây cột lừng lững màu nâu đỏ.
Ông Pérez buộc phải cho hơn 100 nhân viên làm việc theo chế độ ngắn hạn. Hiện chỉ có 5 nhân viên ở lại chăm sóc cây cối vườn tược và sửa chữa, bảo dưỡng lặt vặt. Ông nói: "Những gì đang diễn ra trên quần đảo này quả là một thảm họa. Nếu chúng tôi không chết vì Covid thì sẽ chết vì đói".
Không nước nào trong Liên minh Châu Âu được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 như Tây Ban Nha. Thời kỳ đầu virus tự do hoành hành không tài nào kiểm soát nổi. Hệ thống y tế bị sụp đổ. Tại Madrid người ta phải đưa xác chết để trong các nhà lạnh, người chết quá nhiều, không còn chỗ chứa. Bệnh viện không còn chỗ để tiếp nhận người bệnh.
Không thể đánh giá nổi tổn hại về tinh thần
Tổn thất về tinh thần mà người dân Tây Ban Nha phải chịu đựng không thể tính toán nổi. Chỉ cần điểm qua một vài con số là có thể hình dung được tổn thất đối với đất nước này: trong quý II năm nay sản lượng kinh tế giảm 18,5%, sau khi quý I đã giảm 5,2%. Riêng trong thời gian từ tháng tư đến tháng sáu khoảng 1 triệu người lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Từ cuối tháng sáu tình hình có vẻ đi lên: Vào đầu mùa cao điểm biên giới được mở cửa kịp thời. Thủ tướng Pedro Sánchez cam kết Tây Ban Nha đã "an toàn". Dần dà xuất hiện du khách nước ngoài. Hy vọng mới chớm hé lộ nhưng kéo dài không được bao lâu.
Cuối tháng 7, nước Anh thi hành lệnh cách ly hai tuần đối với những du khách từ Tây Ban Nha trở về, các hãng hàng không đình chỉ các chuyến bay về phương nam. Do số ca lây nhiễm và số người cho kết quả xét nghiệm dương tính tăng cao nên một số vùng của Tây Ban Nha được coi là có nguy cơ rủi ro cao với dịch bệnh.
Cho dù đến thời điểm này quần đảo Canaria chưa có tên trong danh sách nhưng khủng hoảng đã có mặt tại đây, nơi 60 % dân số sống trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ du lịch – phía nam Teneriffa mọi năm vào thời điểm này chật cứng du khách, cuộc sống vô cùng sôi động, nhộn nhịp. Không phải chỉ có khu nghỉ dưỡng "San Blas" vắng vẻ, mà nhiều khu nghỉ mát khác ở Las Américas, Adeje, Los Cristianos cũng đìu hiu. Vài ba nhà hàng, quán nhậu đã mở cửa và chờ khách một cách vô vọng.
Báo Dân Sinh