MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu con có dấu hiệu này, bố mẹ đừng lầm tưởng là THÔNG MINH: Các nhà khoa học nói rồi, nó chẳng liên quan gì đến IQ cả!

27-12-2021 - 22:35 PM | Sống

Các nhà khoa học cho biết dấu hiệu này không liên quan đến trí thông minh của trẻ.

Xoáy đầu là một hiện tượng sinh lý. Theo kinh nghiệm dân gian, cha ông ta thường cho rằng trẻ có hai xoáy tóc trên đầu thì thông minh bẩm sinh, có nhiều tài lẻ. Tuy nhiên sự thật có phải như vậy?

Cậu bé Tiểu Vương ở Trung Quốc lúc mới đẻ có hai xoáy tóc trên đỉnh đầu. Ông bà, cha mẹ của Tiểu Vương lấy làm mừng và đều cho rằng cậu nhóc khi đi học chắc chắn sẽ rất xuất sắc. Thế nhưng thực tế lại khác xa hoàn toàn. Lúc học mẫu giáo, Tiểu Vương rất nghịch ngợm, lên bậc tiểu học thì điểm số kém cỏi, lên bậc THCS thì điểm thường xếp hạng bét. Điều này khiến gia đình không khỏi băn khoăn.

Trường hợp ngược lại, cô bé Chu Châu chỉ có một xoáy tóc trên đầu lại rất thông minh. Hồi nhỏ em thích đọc sách và thường được mẹ đưa đến thư viện để học tập, đọc thêm. Đến bậc tiểu học và THCS, thành tích của em luôn dẫn đầu lớp, khiến cha mẹ vô cùng tự hào.

Nếu con có dấu hiệu này, bố mẹ đừng lầm tưởng là THÔNG MINH: Các nhà khoa học nói rồi, nó chẳng liên quan gì đến IQ cả! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thực tế, các chuyên gia ở Mỹ từng làm một cuộc khảo sát dựa trên 1.000 đứa trẻ, về mối liên hệ giữa xoáy tóc trên đầu và thành tích học tập. Kết quả cho thấy, số xoáy tóc và trí thông minh của trẻ không có mối liên hệ gì với nhau!

Hay nói cách khác, số xoáy tóc không ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Thực tế, trí thông minh của trẻ dựa theo 2 yếu tố: Do bẩm sinh và do cách giáo dục, rèn luyện. Để tăng trí thông minh cho con, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau:

1. Thường xuyên trò chuyện và đọc sách cho con nghe 

Giáo sư, Nhà Tâm lý học hành vi người Ireland Bryan Roche cho biết: "Trẻ sẽ thông minh hơn khi cha mẹ thường xuyên nói chuyện với chúng". Những hoạt động đơn giản như dạy con chơi trò chơi, thường xuyên hỏi tên các đồ vật,... sẽ giúp con tăng chỉ số IQ. Theo giáo sư Roche, các cách trên có thể giúp trẻ tăng thêm 6 điểm IQ và cha mẹ cần áp dụng chúng càng sớm càng tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu áp dụng với con ở độ tuổi lên 4 thì hiệu quả chẳng còn cao nữa.

Ngoài trò chơi thì đọc sách cũng mang lại nhiều hiệu quả, đặc biệt là khi cha mẹ tương tác với con trong quá trình đọc. Khi đọc sách cho con, cha mẹ nên dùng tông giọng khác nhau để thể hiện cảm xúc của nhân vật, mạch truyện và hỏi suy nghĩ của con. Chẳng hạn: "Con đoán xem điều gì sẽ xảy ra ở chương tiếp theo?", "Con thấy nhân vật này như thế nào?",...

Nếu con có dấu hiệu này, bố mẹ đừng lầm tưởng là THÔNG MINH: Các nhà khoa học nói rồi, nó chẳng liên quan gì đến IQ cả! - Ảnh 2.

2. Gieo niềm tin cho con

Đây là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Trong một nghiên cứu có tên: "Tin rằng bạn có thể thông minh hơn sẽ khiến bạn thông minh hơn", các nhà tâm lý học đã truyền tải một thông điệp tới sinh viên: Chỉ số thông minh không cố định mà có thể thay đổi và tăng lên. Đó là sự thật!

Các nhà nghiên cứu nhận ra những sinh viên nhận được thông điệp này đều có kết quả học tập tốt và nghiêm túc hơn so với các sinh viên còn lại. Đối với các bậc cha mẹ, phát hiện này có thể vạch ra một lộ trình rõ ràng.

Hãy nói với con bạn rằng: Con thông minh và bày tỏ sự hy vọng đối với trí thông minh của con. Cho con biết, con có thể thông minh hơn từng ngày, ngày mai lại tốt hơn hôm nay!

3. Đưa con đi du lịch thiên nhiên

Thông qua các chuyến du lịch thiên nhiên, trẻ sẽ có những trải nghiệm giác quan. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên thường chu đáo và tự tin hơn những đứa trẻ bình thường. Bởi trẻ có thể "huy động" hoàn toàn thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khứu giác khi quan sát sông núi, chạm vào cỏ cây hoa lá, khám phá bí mật của tự nhiên, từ đó kích hoạt tư duy sâu sắc hơn.

Chẳng hạn khi nhìn thấy một bông hoa, trẻ có thể tò mò hỏi nó phát triển như nào, được thụ phấn ra sao,... Những kiến thức này kích thích ham muốn khám phá của trẻ hơn những kiến thức tĩnh trong sách. Nhìn tận mắt, sờ tận tay khiến trẻ mở rộng tầm nhìn, tâm hồn. Trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ cũng phong phú hơn.

4. Đưa con đến những nơi chứa kiến thức, văn hóa để thưởng thức

Thư viện, nhà sách, viện bảo tàng,... là những nơi chứa đựng nhiều kiến thức, văn hóa mà cha mẹ cần đưa con tới tham quan. Đắm mình trong biển sách ở thư viện thú vị hơn rất nhiều so với việc đọc sách đơn điệu ở nhà. Không khí ở đây cũng giúp khơi dậy hứng thú học tập, khả năng đọc của trẻ.

Với những địa điểm như bảo tàng, viện bảo tàng Khoa học và Công nghệ, trẻ có thể nhìn thấy các kỳ quan của thế giới, cảm nhận được sự vĩ đại của trí tuệ con người, qua đó khơi gợi trí tò mò, ham muốn khám phá của trẻ.

5. Đưa con đến sân chơi công cộng

Nhiều đứa trẻ không có tư duy linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng các phương pháp vào thực tiễn. Điều này là bởi suy nghĩ của trẻ đang bị kìm hãm. Nếu cha mẹ để trẻ được chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên thì tư duy của trẻ sẽ được mở mang hơn nhiều. Và cách tốt nhất là đưa con đến những công viên giải trí, sân chơi công cộng.

Những địa điểm này có thể cải thiện các kỹ năng xã hội, giải tỏa lo lắng học tập của trẻ. Đồng thời việc giao tiếp với những đứa trẻ khác có thể kích thích sự phát triển khả năng ngôn ngữ của con. Trong công viên giải trí cũng có rất nhiều trò chơi mang tính giáo dục, trong quá trình chơi, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ, cách vận hành, hoặc phối hợp với bạn bè để hoàn thành trò chơi.

6. Cho con chơi trò giải câu đố

Nhiều bậc cha mẹ không muốn con chơi game nhưng thực tế không phải trò chơi nào cũng có mặt tiêu cực, một số trò chơi giải đố có thể giúp trẻ cải thiện nhiều khả năng.

Trẻ còn nhỏ, bộ não thường ghi nhớ hình ảnh tốt hơn văn bản. Đối với trẻ 2-3 tuổi, sách tranh và trò chơi là cách tốt nhất để học. Nội dung sách ngắn gọn, rõ ràng, hình ảnh giúp trẻ hiểu sâu và ghi nhớ kiến thức, trò chơi xếp hình đơn giản không chỉ khiến trẻ cảm thấy thú vị mà còn giúp trẻ có thêm những hiểu biết khác.

Theo Thanh Hương

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên