Nếu còn đang lao động, đây là 5 việc bạn nên cố làm cho được!
Đi làm, để được cấp trên đánh giá cao đó là cả một sự nỗ lực không mệt mỏi. Nếu chưa được ghi nhận, hãy xem bạn đã làm được 5 việc dưới đây hay chưa.
- 28-04-2018Hai bài học quý giá về "luật đời": Chỉ bạn mới có thể tự giúp mình trong lúc hoạn nạn, hãy nhìn vào mặt tích cực để sống có ý nghĩa hơn
- 27-04-2018Vừa khiếm thị vừa khiếm thính, chàng trai 26 tuổi vẫn trở thành kỹ sư phần mềm cho Amazon với lương cơ bản ở mức 6 con số
Dù đang ở giai đoạn nào của sự nghiệp, là một nhân viên bình thường, một "ngôi sao" đang nổi hay đang nắm giữ một vị trí nào đó, thậm chí là một nguyên lão công thần chuẩn bị về hưu… chúng ta đều phải luôn luôn nỗ lực hết mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân, để mình mãi mãi là nhân tài, được cấp trên chú ý.
Dưới đây là 5 việc mà mỗi người đều có thể áp dụng nếu muốn đạt được mục tiêu lành mạnh nêu trên.
1. Giữ thói quen học tập không ngừng
Sau khi đi làm vài năm, chúng ta một cách tự nhiên sẽ xuất hiện cảm giác ì ạch, kỹ năng giảm sút.
Mặc dù có sở hữu kinh nghiệm và khả năng nhất định, có thể đủ dùng để xử lý công việc nhưng bên trên có tiền bối uyên thâm, bên cạnh có đồng nghiệp lúc nào cũng muốn vượt qua mình, bên dưới có lớp trẻ hừng hực khí thế, thử nghĩ xem bạn có nên duy trì việc học hỏi không ngừng hay không?
Nếu không theo đuổi việc học hỏi một cách liên tục, không ngừng, bạn sẽ trở thành người thua cuộc trong những cuộc cạnh tranh và đào thải khốc liệt trong môi trường công sở cũng như trong xã hội.
Chỉ có không ngừng học hỏi, chúng ta mới không bị đào thải trong xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Ảnh minh họa.
2. Làm nhiều hơn một chút
Lãnh đạo yêu cầu làm bao nhiêu, bạn làm bấy nhiêu, một nhân viên như vậy sẽ trở thành đối tiện đầu tiên bị lọt vào danh sách những người "gặp nguy hiểm".
Ngược lại, những người hoàn thành công việc vượt xa kỳ vọng của cấp trên lẽ dĩ nhiên sẽ được đánh giá cao. Đây là điều hiển nhiên không cần phải bàn cãi.
Vì thế, đừng so đo tính toán, hãy cứ nhiệt tình và nghiêm túc bỏ công sức ra vì đại cục, một lãnh đạo công tâm, có tầm nhìn sẽ không để bạn thiệt thòi!
3. Biết nhìn người
Khi bạn còn là một nhân viên bình thường, bạn cần phải dồn tâm huyết để có được thành tích trong công việc.
Tuy nhiên khi bạn trở thành người quản lý trong công ty, giá trị của bạn không còn nằm ở thành tích cá nhân nữa mà nó thể hiện ở biểu hiện của mỗi một thành viên trong nhóm, trong tổ chức của bạn.
Bạn phải hiểu đặc trưng của từng người, từ đó hướng dẫn, gợi mở, dẫn dắt để họ phát huy tiềm năng của mình.
Vì thế, bạn phải khiến bản thân trở thành một lãnh đạo có con mắt tinh tường, biết nhìn nhận và đánh giá phẩm chất, tài năng của cấp dưới, dẫn dắt cả bộ phận đạt thành tích tốt.
Ảnh minh họa.
4. Liên tục mở rộng các mối quan hệ xã hội
Đừng cho rằng chỉ những người làm nghề kinh doanh hay quảng cáo mới cần các mối quan hệ rộng. Trên thực tế, bất luận là bạn làm ngành nghề gì thì các mối quan hệ cũng đều đem đến cho bạn những lợi ích không ngờ đến.
Xây dựng các mối quan hệ này không khó, cái khó nằm ở chỗ duy trì quan hệ đó nhưng thế nào. Tốt nhất mỗi năm hãy nói chuyện với những người bạn thân thiết của mình vài lần, hỏi thăm tình hình của nhau, duy trì tương tác qua lại để đối phương vừa nghe đến tên đã có thể nhớ ra bạn là ai.
5. Dũng cảm "chu du thiên hạ"
Hành trình cuộc đời của những người bình thường thường có mô hình chung là: "Đi học – tốt nghiệp – đi làm – kết hôn – thăng chức – nghỉ hưu.
Nếu bạn còn trẻ, hãy thử một lần "chu du thiên hạ" xem sao. Ở nước ngoài, khá nhiều sinh viên bảo lưu 1-2 năm học, tranh thủ cơ hội này để ghé qua nhiều nơi trên thế giới, sau đó họ mới trở lại làm việc.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Đi nhiều cũng là cách để mở rộng tầm mắt. Ảnh minh họa.
Có thể họ sẽ đi làm muộn hơn người khác nhưng tầm nhìn của họ nhiều khả năng sẽ rộng mở hơn những người khác và do đó, họ có thể sẽ trường thành nhanh hơn, có nhiều cơ hội hơn.
Trong quá trình chu du khắp nơi, họ đã tích lũy cho mình thật nhiều năng lượng và năng lượng đó sẽ phát huy tác dụng đáng kể khi công việc cần đến.
Trí thức trẻ