Nếu cứ tiếp tục tăng lãi suất kiểu này thì Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?
Theo Rabobank, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế của chính quốc gia này vào suy thoái nếu họ tiếp tục đi theo lộ trình tăng lãi suất hiện tại của mình.
- 18-10-2018Dầu thủng 70 USD, chứng khoán Mỹ "rung lắc" vì nguy cơ Fed nâng lãi suất
- 12-10-2018Bán tháo ở Phố Wall liệu có khiến FED “chùn tay”?
- 12-10-2018Tổng thống Trump "điên rồ như một con cáo" khi đổ lỗi cho FED sau cuộc "tắm máu" TTCK Mỹ
- 11-10-2018Tổng thống Trump nói Fed đã "phát điên" sau khi Dow Jones lao dốc đến hơn 830 điểm
- 30-09-2018Trung Quốc đau đầu vì Fed tăng lãi suất, chiến tranh thương mại và USD mạnh
Một bản tóm tắt của phiên họp ngày 25 và 26 tháng 9 của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) đề cập đến sự sẵn sàng tiếp tục tăng dần lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ đã được công bố vào hôm thứ Tư vừa qua.
Bất chấp những lời chỉ trích dữ dội đang diễn ra từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Fed vẫn tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Hồi đầu tháng này, ông Trump cho rằng Fed đang trở nên "điên khùng", rồi công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell, và khẳng định rằng lãi suất cao hơn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế.
Trong chương trình "Street Signs" của CNBC vào hôm thứ Năm vừa qua, Lyn Graham Taylor, chiến lược gia cao cấp chuyên về thu nhập cố định tại Rabobank, phát biểu rằng ông Trump có thể có lý.
"Chúng tôi nghĩ rằng Fed cuối cùng sẽ đẩy nước Mỹ vào suy thoái bằng cách đi theo lộ trình tăng lãi suất này", chuyên gia phân tích nói.
Lãi suất liên bang, thước đo giúp chỉ ra chi phí vay trên khắp nền kinh tế Mỹ, đã được nâng lên mức từ 2% đến 2,25% vào ngày 26 tháng 9 năm 2018. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất trong năm nay, ba đợt tăng trong năm 2019 và một đợt vào năm 2020.
Graham-Taylor cho biết ông dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái ở Mỹ trong vòng "vài năm tới" và các nhà nghiên cứu tại ngân hàng của ông đã căn cứ điều này trên sự đi ngang của đường cong lợi suất.
Một đường cong lợi suất phẳng xảy ra khi lợi suất trên nợ dài ngày hơn giảm xuống mức gần với mức của các trái phiếu ngắn ngày hơn. Nó có thể là dấu hiệu của sự thiếu tự tin trong trung và dài hạn của một nền kinh tế.
Trong những tuần gần đây, đường cong lợi suất đã thực sự dốc lên nhưng Graham-Taylor nói rằng trong trường hợp này điều đó là liên quan đến sự bất ổn, chứ không phải là do niềm tin của nhà đầu tư trong tương lai.
Chuyên gia phân tích này cho rằng với chỉ hai đợt tăng lãi suất nữa thì có lẽ cũng sẽ là "tăng quá mức" và điều đó đủ để kích hoạt một cuộc suy thoái kinh tế.