MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu gia đình không có tiền bạc và thế lực thì PHẢI TRÁNH nuôi trẻ có tính cách này: Bằng không, cuộc đời về sau khổ sở vô cùng!

19-04-2022 - 00:30 AM | Sống

Nếu gia đình không có tiền bạc và thế lực thì PHẢI TRÁNH nuôi trẻ có tính cách này: Bằng không, cuộc đời về sau khổ sở vô cùng!

Tính cách này bị cho là nguy hiểm, không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Con người giống như một viên đá được xã hội mài giũa. Ai cũng sẽ bị xã hội "cọ xát" dần dần. Sẽ luôn có người thở dài và nói: "Càng sống lâu trong xã hội, con người càng trở nên sành sỏi". Thật vậy, rất nhiều người và sự vật mà chúng ta sẽ không bao giờ biết được, chỉ đến khi trải qua những khó khăn sau khi va vấp ngoài xã hội.

NHỮNG ĐỨA TRẺ CÓ TÍNH CÁCH "DỄ CHỊU QUÁ MỨC" THỰC SỰ LÀ MỤC TIÊU CỦA SỰ BẮT NẠT 

Khi cuộc sống đầy rẫy những tranh đấu và các thể loại xu nịnh, con người sẽ cảm thấy nhàm chán, mất đi những niềm vui, suy nghĩ tích cực. Mọi việc đều phải xem ý của người khác trước, mục tiêu sống là gì? Thực tế, có rất nhiều người đã trưởng thành nhưng vẫn không phân biệt được đúng sai. Nếu có con nhỏ, trong quá trình nuôi dạy, cha mẹ tuyệt đối đừng để trẻ học tính nịnh bợ, xuôi theo ý thích của người khác.

Cô bé Ly Ly (Trung Quốc) là một đứa trẻ rất ngoan ngoãn, luôn được khen là sống tình cảm. Có ai ngờ, ngay khi học cấp 1, em lại trở thành đối tượng bị bắt nạt ở trường học. Thực tế, sự nghe lời, dễ chịu quá mức đôi khi là biểu hiện của hèn nhát. Vậy nên, nhất định không được để trẻ hình thành tính cách đó, bằng không khi ra xã hội sẽ không có chỗ đứng, rất dễ trở thành mục tiêu bị bắt nạt.

Nếu gia đình không có tiền bạc và thế lực thì PHẢI TRÁNH nuôi trẻ có tính cách này: Bằng không, cuộc đời về sau khổ sở vô cùng! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nhìn chung, những đứa trẻ "dễ chịu quá mức" giống như Ly Ly thường có các biểu hiện như:

- Quá để tâm người khác mà đánh mất chính mình

Người có tính cách dễ chịu thường quan tâm quá nhiều đến những gì người khác nghĩ về họ. Kiểu người này luôn nghĩ quá nhiều về người khác. Cho dù làm gì, họ cũng để tâm đến suy nghĩ của người khác về mình lên trên đầu.

Với kiểu người thiếu cái tôi như vậy thì khi ra xã hội sẽ rất khổ sở. Đồng cảm với người khác là tốt, nhưng đồng cảm, để tâm đến suy nghĩ của người xung quanh đến mức đánh mất chính bản thân mình thì quả là ngốc nghếch.

Việc lo lắng về suy nghĩ của người khác, bề ngoài thì dường như những đứa trẻ kiểu này được giáo dục tốt, nhưng thực tế lại không phải. Điều này chỉ cho thấy, đứa trẻ kém cỏi và luôn lo sợ mình làm không tốt. Chính vì không có tự tin nên trong tiềm thức trẻ mới quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác.

Một khi người khác không hài lòng, trẻ sẽ ngay lập tức lựa chọn thay đổi quan điểm của mình. Cho dù phải làm điều mình không thích, trẻ cũng không để tâm, cho rằng không quan trọng.

- Lúc nào cũng lưỡng lự

Những đứa trẻ có tính cách dễ chịu luôn tuân theo ý kiến và quan điểm của người khác trong tiềm thức, cũng như để quyền lựa chọn cuối cùng vào tay người khác. Thực tế, việc trẻ có tính cách như này cũng một phần do gia đình không đủ kinh tế và thế lực, nên tạo sự tự ti trong tiềm thức.

Kiểu người như này hoàn toàn không sống cho mình mà luôn sống trong thế giới của người khác. Một mặt họ đánh mất con người thật của mình, mặt khác đánh mất chỗ đứng trong xã hội.

Vậy cha mẹ phải làm gì để ngăn chặn trẻ có tính cách "dễ chịu quá mức"? Thứ nhất, chúng ta cần phải tăng cường sự tự tin cho trẻ. Những người tự tin thường có sức hấp dẫn riêng, khí chất độc đáo và được mọi người yêu thích, muốn kết giao. So với những người tự ti, không dám nói ra suy nghĩ của mình thì người tự tin luôn được yêu mến hơn.

Hãy giúp trẻ xây dựng lòng tự tin vào bản thân ngay từ khi còn nhỏ, để trẻ học cách bộc lộ hết những suy nghĩ bên trong, để trẻ thực sự hiểu rằng cuộc sống là của chính mình.

Thứ hai, cha mẹ phải dạy con "đừng khiêm tốn nhưng cũng không được quá kiêu ngạo". Không cần thiết phải hòa hợp với tất cả mọi người nhưng hãy học cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ. Hãy nói với trẻ rằng khi tương tác với người khác, đừng luôn nghĩ lo lắng về ý kiến của họ mà phải xem xét cảm giác thực sự của bản thân. Chúng ta không có nghĩa vụ phải chiều lòng tất cả mọi người, làm theo những thứ mình không muốn.

Cuối cùng, cha mẹ hãy dạy con tự đưa ra quyết định. Có rất nhiều bước ngoặt trong cuộc đời và không thể lúc nào cũng dựa dẫm, chờ người khác quyết định hộ!

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên