MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu không sinh ra ở vạch đích, hãy nỗ lực kiếm tiền: Sống không tự kỷ luật là tự "giết chết" bản thân

07-06-2019 - 22:20 PM | Sống

Có người nói: "Đứng trên vai những người khổng lồ, bạn có thể trở thành một người khổng lồ hơn, đứng trên vai của những người lùn, bạn rất khó có thể trở thành một người khổng lồ ngay cả khi bạn làm việc nỗ lực hơn rất nhiều...". Thực sự là như vậy ư?

01

Cách đây không lâu, Đại học Harvard đã công bố một dữ liệu khảo sát mới và đăng trên tờ báo của trường:

• 29,3% sinh viên năm nhất, có ít nhất một người thân hoặc cha mẹ là cựu sinh viên Harvard; trong đó, 46% số học sinh này đến từ các gia đình giàu có với thu nhập hàng năm vượt qua 500.000 USD.

• 35,9% tân sinh viên hiếm khi sử dụng Twitter; 56,4% tân sinh viên không có tài khoản Twitter.

• 85,9% sinh viên năm nhất xếp học thuật là ưu tiên hàng đầu; 83,9% áp lực của tân sinh viên đến từ sự tự kỳ vọng.

Nhiều người nói: "Đứng trên vai những người khổng lồ, bạn có thể trở thành một người khổng lồ hơn; đứng trên vai của những người lùn, bạn rất khó có thể trở thành một người khổng lồ ngay cả khi bạn làm việc nỗ lực hơn rất nhiều..."

Cũng có người nói, con người, nhất định phải dựa vào một thứ gì đó để có thể ý thức được những thứ khác…

Nếu không sinh ra ở vạch đích, hãy nỗ lực kiếm tiền: Sống không tự kỷ luật là tự giết chết bản thân - Ảnh 1.

02

Đừng dễ dàng đặt ra giới hạn cho mình

29,3% sinh viên năm nhất, có ít nhất một người thân hoặc cha mẹ là cựu sinh viên Harvard; trong đó, 46% số học sinh này đến từ các gia đình giàu có với thu nhập hàng năm vượt qua 500.000 USD.

Trước đó, chúng ta phát hiện ra rằng, thế giới là không công bằng, sau này mới nhận ra, thế gian vốn dĩ đã không có sự công bằng.

Tôi đồng ý với quan điểm của Cổ Long, nhà văn Đài Loan viết tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng:

"Nơi mà mọi người đứng luôn bằng nhau, chỉ xem bạn có sẵn sàng leo lên hay không. Nếu bạn đứng đó hóng gió, nhìn người khác mướt mải mồ hôi leo lên trên, đợi người khác trèo lên đến nơi rồi, lại nói rằng thế giới là bất công, vậy thì đó mới thực sự là không công bằng."

Có một câu nói rằng nếu ở độ tuổi 20 mà không làm việc chăm chỉ, vậy thì ở độ tuổi 30, bạn sẽ trở thành một người nghèo già đi 10 tuổi, sau vài năm nữa, bạn sẽ trở thành một người vừa già vừa nghèo.

Không ai được sinh ra với mọi thứ. Đừng đố kị với những thứ mà người khác có. Nếu bạn muốn có nó, bạn phải làm việc chăm chỉ.

Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng của Ireland có một câu nói rất hay:

"Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới, bây giờ khi đã già, tôi mới biết đúng là như vậy."

Khi gặp phải sự chênh lệch, điều mà ta không nên nghĩ đến nhất đó là công bằng hay không công bằng, nếu có thời gian tính toán công bằng hay không công bằng, chi bằng tiết kiệm chút tiền, nỗ lực để trở thành cái sự không công bằng trong miệng người khác.

Nếu không sinh ra ở vạch đích, hãy nỗ lực kiếm tiền: Sống không tự kỷ luật là tự giết chết bản thân - Ảnh 2.

03

Điều duy nhất chúng ta có thể "liều" đó là "ác" với bản thân một chút

35,9% sinh viên mới hiếm khi sử dụng Twitter; 56,4% sinh viên mới không có tài khoản Twitter.

Điều này cho thấy một sự thật trần trụi rằng: một người sinh ra đã vạch đích lại càng ý thức được tầm quan trọng của kỷ luật và tự giác hơn bạn.

Trên mạng có một câu hỏi như sau: "Cái giá của không tự kỷ luật là gì?", trong đó có một câu trả lời rằng: "Là sự lặp đi lặp lại giữa hối hận và tiếc nuối."

Những người trẻ, bạn đang đối xử với mỗi ngày của bạn như thế nào?

Mỗi ngày, "cố gắng" thức dậy trong tiếng chuông báo thức muộn, vội vã tắm rửa và chen chúc lên xe buýt, đứng với một loạt người cũng đang không thể mở mắt giống mình, vừa trả lời email công việc, vừa bắt đầu cái thở dài đầu tiên của ngày hôm nay.

8 giờ làm việc, một bên đối phó, một bên lướt Shopee, Tiki, chơi Candy Crush, công việc chưa hoàn thành lại ở lại tăng ca.

Để bù đắp sự mệt mỏi trong ngày, sau khi trở về nhà, lập tức ngồi xổm trên ghế sofa ôm chiếc điện thoại di động, chớp mắt một cái đã đến 1h sáng.

Tắm rửa xong, leo lên giường, bỗng nhớ ra hôm nay vẫn còn nhiều việc chưa hoàn thành, bây giờ đã là 2 giờ sáng, chỉ có thể ngủ với sự áy náy, và tiếp tục vòng luẩn quẩn vào ngày hôm sau.

Sống một cuộc sống không kỷ luật, chỉ không làm gì thôi cũng đủ để có thể hủy hoại bạn.

Murakami Haruki là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Ông bắt đầu viết lách ở độ tuổi 30, đến bây giờ đã là hơn 40 năm.

Mỗi ngày ông chỉ viết 4000 chữ, 400 chữ một trang giấy, viết đến trang thứ 10 thì dừng lại, sau đó dành ra 1 tiếng để chạy bộ. 40 năm rồi, ngày nào cũng như ngày nào.

Khả năng tự luật quyết định "độ cao" cuộc đời bạn:

Lúc người khác đọc sách, bạn đang ngồi lướt Facebook, Instagram.

Lúc người khác chạy bộ, tập thể dục, bạn lại đang nằm ì ra trên chiếc giường ấm cúng xem cố một bộ phim nào đó.

Người khác cuối tuần đi học thêm gì đó năng cao kiến thức, bạn lại nằm đó khò khò 12h chưa buồn dậy…

Chúng ta luôn ca thán công việc mỗi ngày sao nhiều quá, làm việc mệt mỏi ghê, oán thán ít thời gian nghỉ ngơi, tinh thần không tốt, ca thán sự bất công…

Đời là bể khổ, lúc nào cũng trách thời đại này không tốt, những thực ra, là bản thân mình không ổn trước.

Có người nói: "Động lực lớn nhất để nỗ lực của tôi đó là sự khủng hoảng, tôi không chấp nhận bản thân mình đình trệ.".

Là một người bình thường, chúng ta có rất nhiều chuyện không thể vượt qua được người khác, thứ duy nhất chúng ta có thể liều đó là "ác" với mình hơn một chút.

Nếu không sinh ra ở vạch đích, hãy nỗ lực kiếm tiền: Sống không tự kỷ luật là tự giết chết bản thân - Ảnh 3.

04

Những gì bạn cần làm là làm cho đường kính của cuộc sống lớn hơn

Tôi rất thích cuốn tiểu thuyết "A Tree Grows in Brooklyn" (Tạm dịch: Một cái cây mọc ở Broolyn) của Betty Smith, nhân vật chính là cô bé Francie, cô được sinh ra ở Brooklyn, một "khu ổ chuột" ở New York, Hoa Kỳ.

Cô bị buộc phải đối mặt với một cuộc sống khó khăn ngay từ khi còn nhỏ, mẹ cô yêu thương em trai hơn, bố cô yêu thương cô nhưng lại qua đời sớm. Gia đình cô rất nghèo, ba bữa ăn mỗi ngày chủ yếu đều là bánh mì mốc, chỉ có thể mua kẹo bằng những đồng tiền đổi được khi đi nhặt rác, bạn bè ở trường khinh miệt cô, người thân yêu phản bội cô…

Đối mặt với một cuộc sống bị khinh miệt và tồi tệ như vậy, Francie không thỏa hiệp. Cô biết rằng tất cả mọi người xung quanh cô đều nghèo, vì vậy cô ấy luôn tỏ ra cứng rắn và không ngừng phấn đấu để có được cơ hội được học tập và làm việc cao hơn.

Nhờ nỗ lực của bản thân, cô cuối cùng cũng đã thoát ra khỏi "khu ổ chuột", nơi mang đến cho cô cuộc sống nghèo khó.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người, khi ở độ tuổi 20, họ mới bắt đầu suy ngẫm lại về lựa chọn của mình:

• Hãy để tôi trở lại lần nữa, tôi nhất định sẽ học tập chăm chỉ để vào được một trường đại học tốt.

• Trước đây tôi đã không làm việc chăm chỉ, bây giờ tôi nhận ra rằng đã quá muộn để chăm chỉ hơn, tôi muốn quay lại đánh thức bản thân mình.

85,9% sinh viên năm nhất xếp học thuật là ưu tiên hàng đầu; 83,9% áp lực của sinh viên mới đến từ sự tự kỳ vọng.

Đường kính cuộc sống của họ đã đủ lớn rồi, nhưng họ vẫn muốn chúng trở nên lớn hơn.

Đôi khi, những người thứ 2 tới thứ 6 ở thành phố, cuối tuần trở về quê, chỉ là vì muốn lựa chọn cho mình một nơi phù hợp, trở thành mình của một phiên bản tốt hơn.

Đối với nhiều người có hoàn cảnh không tốt, họ không thể trốn tránh được hiện thực khó khăn của cuộc sống, họ chỉ có thể lựa chọn được thái độ và hành động của mình.

Đó là lý do vì sao nhiều người không thể rời được các thành phố lớn, bởi họ muốn "tranh thủ" những năm tháng thanh xuân đi nỗ lực, đi "xông pha", đi cảm nhận cuộc sống nơi đô thị và để đi ôm lấy một thế giới lớn hơn.

Nếu sinh ra không được ở vạch đích, vậy thì tự mình nỗ lực kiếm tiền là được.

Nếu bạn không nắm trong tay chiếc chìa khóa vàng ngay từ nhỏ, vậy thì hãy chiến đấu cho chính mình, đừng trao cuộc sống của mình cho "cái nghèo" và "xuất thân", mà hãy làm việc chăm chỉ để mở rộng đường kính của cuộc đời bạn.

Đọc sách, học hỏi, làm việc chăm chỉ, tìm kiếm những đột phá mới ngoài công việc… đều là những cách khiến vòng tròn cuộc sống của bạn trở nên lớn hơn.

Có lẽ chúng ta không thể leo lên được đến đỉnh của kim tự tháp, có lẽ chúng ta sẽ luôn là một thế hệ không tên. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn có thể thông qua từng bước đi của bản thân để vẽ cho chính mình một cuộc sống tuy đầy khúc khuỷu nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ.

Theo Như Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên