Nếu phải trích lập 100% dự phòng cho dư nợ cơ cấu lại ngay trong năm nay, sẽ có ngân hàng bị lỗ
Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định về lộ trình trích lập dự phòng trong 3 năm đối với dư nợ cơ cấu lại do ảnh hưởng Covid-19. Mức trích lập đến cuối năm 2021 là tối thiểu 30%, cuối năm 2022 là 60% và 100% đến cuối năm 2023.
- 08-04-2021Ngân hàng nào có lợi nhất từ Thông tư 03 về phân bổ trích lập?
- 06-04-2021Sửa đổi Thông tư 01 có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng?
- 05-04-2021Ngân hàng có nhiều thuận lợi sau khi sửa đổi Thông tư 01
- 02-04-2021NHNN sửa Thông tư 01: Cơ cấu thời hạn trả nợ đến hết năm 2021, chính thức có lộ trình trích lập dự phòng trong 3 năm
Hồi đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc sửa đổi Thông tư 01 là hết sức cần thiết tạo thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc triển khai hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19.
Thông tư 03 quy định cụ thể về trích lập dự phòng đối với dư nợ cơ cấu lại. Theo đó, đến thời điểm 31/12/2021, trích lập tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung; đến thời điểm 31/12/2022, tối thiểu 60%; đến thời điểm 31/12/2023, 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng mới đây, ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh thanh tra giám sát ngân hàng cho biết, nếu tổ chức tín dụng nào thấy có năng lực tài chính tốt, có thể trích lập nhiều hơn, thậm chí trích lập 100% ngay trong năm nay cũng được.
Lãnh đạo NHNN cũng chia sẻ đã phải cân nhắc và xem xét khá nhiều để đánh giá tác động của việc trích lập dự phòng. Qua đánh giá cho thấy, nếu yêu cầu các TCTD phải trích 100% ngay trong năm 2021 thì có một số TCTD bị lỗ trong năm nay. Do đó, Thông tư 03 chia ra lộ trình hợp lý
Việc xây dựng Thông tư 03 trải qua quá trình bàn bạc kỹ lưỡng, NHNN cũng đã phải họp với Bộ tài chính nhiều lần để cân nhắc vấn đề đảm bảo hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo các tổ chức tài chính đánh giá đúng năng lực tài chính của mình, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách.
Bên cạnh quy định về trích lập dự phòng, Thông tư 03 còn có nội dung quan trọng nữa là cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến hết năm 2021. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu.
Mặc dù đã nới thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng cho biết khách hàng một số ngành vẫn còn gặp khó khăn và khó có khả năng trả nợ.
Bà Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc ngân hàng MB cho biết, trong khi nhiều lĩnh vực đang dần phục hồi tăng trưởng thì một số ngành vẫn còn tiếp tục khó khăn là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, lữ hành. Một số tỉnh khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa, những tỉnh có phát triển chủ yếu về mặt dịch vụ, phụ thuộc rất lớn vào khách quốc tế nên hiện tại còn khó khăn.
"Trong khi đó, Thông tư 03 áp dụng chung cho tất cả ngành nghề lĩnh vực. Còn với lĩnh vực lưu trú, cho thêm 12 tháng kể từ ngày cơ cấu nợ hay thêm 12 tháng từ ngày đáo hạn thì họ vẫn tiếp tục khó khăn. Chỉ khi mở cửa, có khách thì những doanh nghiệp lĩnh vực này mới có nguồn thu để trả nợ", bà Hà nêu quan điểm.
Đại diện ngân hàng MB cho biết thêm, MB cũng đã xác định giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, điều này giúp cho khả năng trả nợ của khách hàng tốt hơn. "Chúng tôi cũng đo được, từ lúc cơ cấu nợ từ năm ngoái đến nay, khách hàng có khả năng trả nợ chiếm 80%, chỉ còn 20% không trả được theo quy định chủ yếu tập trung ở lĩnh vực lưu trú", bà Hà nói.