MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu sinh ra đã không ngậm thìa vàng, đây là việc nhất định phải làm để không bao giờ rơi vào cảnh thiếu thốn

07-07-2020 - 23:06 PM | Sống

Nếu bạn không được sinh ra trong một gia đình khá giả và bạn chưa giàu có, hãy xem bạn đã thực hiện được 1 việc này hay chưa.

Câu chuyện dưới đây là chia sẻ của một nhân vật trên trang Bí mật Trung Hoa. Hi vọng trải nghiệm của nhân vật sẽ truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta.

Việc tôi có những thành quả như ngày hôm nay, nhất định có người sẽ hoài nghi, chắc hẳn tôi đã phải bỏ ra một khoản tiền đầu tư rất lớn mới có thể gặt hái được "trái ngọt" này.

Thế nhưng, tôi chỉ đi dạy dạy và cũng chỉ có thể nuôi sống gia đình, sinh hoạt và trả nợ bằng đồng lương từ nghề giáo viên. Tôi không ngậm thìa vàng từ khi sinh ra, cũng không nhận được món tiền bất ngờ nào từ trên trời rơi xuống cả.

Bây giờ hồi tưởng lại, điểm tựa duy nhất của tôi bấy giờ chính là thói quen: Tiết kiệm.

Nếu sinh ra đã không ngậm thìa vàng, đây là việc nhất định phải làm để không bao giờ rơi vào cảnh thiếu thốn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Không biết bắt đầu từ khi nào, nhưng ít nhất kể từ khi nhận tiền trợ cấp thời đại học, tôi đã không cần xin tiền từ gia đình. Nghỉ hè, tôi cũng đi làm thêm.

Với số tiền kiếm được từ mùa hè năm nhất đại học, cộng thêm tiền tiết kiệm trước đó, tôi đã mua được một chiếc đĩa than Dual của Đức, tương đương khoảng 10,000 RMB, khoảng 2 tháng lương làm thêm.

Mùa hè năm 1981, sau khi dạy 2 năm trong trường THPT, tôi tới Mỹ học thạc sĩ. Tôi mang theo 5,000 USD, lần đầu tiên trong đời đặt chân lên chuyến bay của China Airlines, chỉ ngay ngày thứ hai sau vụ tai nạn máy bay Viễn Đông tại Miêu Lật (Đài Loan).

Tôi rời khỏi sân bay Đào Viên với tâm trạng vừa căng thẳng vừa hào hứng, lại có chút bâng khuâng khi bay tới một quốc gia xa lạ.

4 năm sau, thông qua sự sắp xếp của Hiệp hội hỗ trợ thanh niên và Bộ Giáo dục mở rộng dự án tuyển dụng học giả ở nước ngoài, tôi trở về trường cũ đảm nhiệm công việc giảng dạy.

Khi đó, tôi vẫn mang tâm trạng như trước kia, từ Mỹ trở về nước, điều khác biệt ở đây là có thêm một tấm séc 13,000 USD trong người.

Cuộc sống lưu học sinh 4 năm, làm thêm và nhận học bổng, tôi không những không chi tiêu hoang phí, lại có thể để được chút tiền. Trong lòng tôi có chút tự hào. Thói quen tiết kiệm tiền cứ thế duy trì tới tận bây giờ.

Nhiều năm sau, trong quá trình học cách quản lý tài chính, tôi nhận ra chân lý ngàn vàng khó mua nổi, nhưng tôi đã biết từ lâu.

Hồi tôi còn theo học bên Mỹ, lãi suất tiền gửi cố định khi đó là 18%. Đáng tiếc, bấy giờ vẫn chưa biết tới khái niệm "lãi suất gộp", nên không mang USD đi gửi, nếu không tôi còn có thể được hưởng lợi tức nhiều hơn nữa.

Một điều đáng tiếc nữa chính là, tôi chưa biết tới ông vua cổ phiếu Warren Buffett.

Nếu khi trở về nước, tôi dùng tờ séc 13,000 USD đổi thành cổ phiếu Bershine duy trì tới hôm nay, thì tôi chẳng cần tới mấy cái gọi là quản lý tài chính. Tôi cũng đã trở thành người có trong tay ít nhất cả chục nghìn USD.

Thế nhưng, nếu như vậy thì bây giờ tôi cũng chẳng có những câu chuyện hấp dẫn để chia sẻ như bây giờ.

Sử dụng những khoản tiền ngoài dự kiến như thế nào?

Người phá sản không nhất định sẽ nghèo khổ, có rất nhiều người gặp vấn đề tài chính đều nằm trong nhóm người có thu nhập cao.

Trong số những vận động viên chuyên nghiệp Âu Mỹ, rất nhiều người có thu nhập cao, thậm chí còn cao hơn mức tưởng tượng của những người bình thường. Chẳng hạn như Trương Đức Bội, ngôi sao quần vợt người Mỹ gốc Hoa, có 1 năm tham dự giải quần vợt chuyên nghiệp Grand Slam và giành được vị trí á quân, nhận được số tiền thưởng bằng một nửa của quán quân.

Mỗi cái hất vợt của anh trị giá tới hơn 100 triệu RMB. Mỗi một tuyển thủ chuyên nghiệp hàng đầu đều giống như một mỏ vàng, ngày một giàu có.

Nhưng rất nhiều ngôi sao, sau khi giải nghệ, đã trượt dài như những ngôi sao băng chỉ vì quản lý tài chính không sát sao. Thậm chí có những người phải đem huy chương đi cầm cố.

Nếu sinh ra đã không ngậm thìa vàng, đây là việc nhất định phải làm để không bao giờ rơi vào cảnh thiếu thốn - Ảnh 2.

Theo tài liệu thống kê, rất nhiều người trúng sổ xố, tỷ lệ phá sản sau 3 năm đầu tiên lên tới 70%. Thế nên, trên phương diện quản lý tài chính cá nhân, việc điều tiết chi tiêu quan trọng hơn nhiều so với việc mở ra các cơ hội kiếm tiền.

Trong giờ lên lớp, tôi dành một khoảng thời gian ngắn để thảo luận với các bạn sinh viên về chủ đề quản lý tài chính. Tôi hỏi các bạn: "Nếu bạn bỗng nhiên nhận được một món tiền bất ngờ, con số không hề nhỏ, chẳng hạn như trúng sổ xố, thì bạn sẽ dùng nó như thế nào?"

Khi đối diện với tiền bạc, con người sẽ có những phản ứng khác nhau. Nhưng đa phần thì với số tiền vất vả kiếm ra, họ thường sẽ không nỡ tiêu pha, nhưng số tiền nhận được ngoài dự kiến thì lại tiêu một cách rộng rãi, cho dù là tiêu cho bản thân hay người khác.

Đa số chúng ta đều sẽ nhận được khoản tiền thưởng cuối năm vào đầu năm mới. Rất nhiều người xem đây là khoản tiền ngoài dự kiến.

Trong khi đó, quảng cáo của các nhãn hàng cũng liên tục "bơm" vào đầu chúng ta quan niệm phải chiều chuộng bản thân sau cả năm trời làm việc vất vả.

Họ cổ vũ những người có trong tay số tiền thưởng tết phải ăn uống tĩ tã, đổi xe, du lịch nghỉ dưỡng… Khiến chúng ta quên mất việc phải tiết kiệm tiền để chi tiêu sau này.

Cuộc sống của chúng ta đang ở trong một xã hội mà thương mại nắm thế thượng phong, cần lượng lớn tiêu dùng để kích thích nền kinh tế. Nhưng đồng thời chúng ta cũng đang đối diện với một thời đại mới, khi mà tuổi thọ con người đang kéo dài hơn.

Hiện nay, con người chúng ta từ lúc nghỉ hưu tới khi cáo biệt với thế giới có thể sống nhiều hơn ít nhất 10 năm so với thế hệ trước.

Khi mà tuổi thọ của chúng ta ngày một dài, chúng ta cần phải chuẩn bị "hầu bao" tương xứng với nó, nếu không viễn cảnh phía sau này thực sự đáng lo ngại.

Bên cạnh vấn đề già hóa dân số, quan niệm nuôi con dưỡng già cũng dần dần biến mất. Vì thế, tình trạng tài chính của một người lại càng đáng phải quan tâm hơn bao giờ hết.

Nếu sinh ra đã không ngậm thìa vàng, đây là việc nhất định phải làm để không bao giờ rơi vào cảnh thiếu thốn - Ảnh 3.

Ít nhất, chúng ta cần phải xem xét như nhau đối với số tiền nhận được ngoài dự kiến và số tiền mà ta vất vả kiếm được.

Chúng ta không nên có những suy nghĩ phân biệt, việc cần tiết kiệm thì vẫn phải tiết kiệm, phải duy trì kỷ luật nhất quán mới sớm có được sự tự do về mặt tài chính.

Tất nhiên, mỗi khi đạt được mục tiêu quản lý tài chính theo giai đoạn, bạn hoàn toàn có thể tự thưởng cho mình một phần thưởng. Chỉ cần bạn không phá hủy mục tiêu ban đầu, mang một chút niềm vui vào cuộc sống là điều rất đáng khích lệ.

Theo Khánh An

Trí thức trẻ

Trở lên trên