MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu "1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi" thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não

24-09-2020 - 18:38 PM | Sống

Hãy để ý các tín hiệu cảnh báo khả năng xảy ra xuất huyết não, trong đó phổ biến nhất là dấu hiệu cơ thể có "1 bộ phận bị cứng và 1 số bộ phận mềm đi".

Xuất huyết não là tình trạng nguy cấp của các bệnh về tim mạch và mạch máu não, cũng như một dạng tai biến mạch máu não. Hiện đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở người, hầu hết những người sống sót cũng bị tàn phế do di chứng như thiểu năng chân tay.

Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu nằm trong não bị vỡ ra khiến máu chảy vào các nhu mô não. Sự tăng áp lực đột ngột trong não có thể gây tổn thương các tế bào não xung quanh khối máu tụ.

Nếu lượng máu chảy nhanh, gây tăng áp lực đột ngột có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não .

Với tính chất nguy hiểm như vậy, mọi người ở bất kì độ tuổi nào cũng đều phải cảnh giác và phòng bệnh. Hãy để ý các tín hiệu cảnh báo khả năng xảy ra xuất huyết não, trong đó phổ biến nhất là dấu hiệu cơ thể có "1 bộ phận bị cứng và 1 số bộ phận mềm đi".

1. Một bộ phận trở nên cứng: Lưỡi

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 1.

Các triệu chứng cứng lưỡi chủ yếu là: Đột ngột không nói được, không rõ lời, khó nuốt... Đây đều là những điềm báo sắp xảy ra xuất huyết não, chúng ta cần hết sức cảnh giác!

Trong trường hợp bình thường, các triệu chứng này sẽ biến mất chỉ sau vài phút, thậm chí hàng chục giây nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nguy hiểm được loại bỏ, trong trường hợp bị cứng lưỡi, bạn phải đi khám kịp thời để tránh tình trạng chậm trễ trong điều trị.

2. Một số bộ phận trở nên mềm mại: Chân tay

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 2.

Các triệu chứng tay chân yếu đi chủ yếu là: Đột ngột không đi lại được, không cầm nắm được đồ vật, tê mỏi một bên tay chân... Các triệu chứng "mềm" này thường được gọi là "liệt nửa người".

Xuất huyết não thường gặp ở 4 nhóm người này, nhất định phải chú ý

1. Người trung niên và cao tuổi

Khi tuổi càng cao, thành mạch máu trong cơ thể sẽ dần cứng lại (lão hóa), đây là nguy cơ chính dẫn đến xuất huyết não!

Điều này có nghĩa là sau tuổi trung niên khả năng bị xuất huyết não cũng sẽ tăng theo. Bởi vậy, những người sau 45 tuổi càng phải chú ý đến việc tăng huyết áp, đề phòng xuất huyết não!

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 3.

2. Bệnh nhân cao huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân lâm sàng phổ biến nhất của xuất huyết não> Huyết áp càng cao và dao động càng lớn thì khả năng xuất huyết não càng lớn.

Vì vậy, những người bị cao huyết áp nên kiểm soát huyết áp và thực hiện tốt việc phòng ngừa bệnh!

3. Người hút thuốc và nghiện rượu

Hút thuốc có thể thúc đẩy quá trình xơ cứng động mạch và tăng tính dễ vỡ của mạch máu. Ngoài ra, hút thuốc lá có thể gây ra những thay đổi trong hệ thống tim mạch và thần kinh, dẫn đến xuất huyết não.

Uống rượu bia là nguy cơ gây xuất huyết não, đặc biệt, nghiện rượu có thể làm tăng huyết áp hoặc thay đổi cơ chế đông máu và lưu lượng máu não tăng nhanh thúc đẩy xuất huyết não.

4. Người béo phì

Người béo phì dễ bị xơ vữa động mạch não. Mạch máu não của họ cứng và dễ vỡ dưới tác động của huyết áp cao, gây xuất huyết não, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, chất ức chế hoạt hóa tổ chức tiêu sợi huyết của người béo phì trong máu cao hơn người bình thường. Yếu tố này thúc đẩy hình thành huyết khối. Bởi vậy nên người béo phì dễ bị nghẽn mạch máu não.

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 4.

Phòng ngừa xuất huyết não, việc cần làm là: "2 nhiều, 3 ít"

2 nhiều:

1. Tự kiểm tra nhiều lần

Dùng tay chạm vào điểm cao nhất của mu bàn chân và cảm nhận nhịp đập của nó:

- Nếu mạch bình thường ở đây có nghĩa là máu động mạch đã truyền đến chân và mạch máu vẫn khỏe mạnh;

- Nếu mạch ở đây yếu đi, hoặc không chạm được mạch sau khi đi bộ thì có thể đã xảy ra tắc động mạch nhẹ, cần chú ý.

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 5.

2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không những có thể bổ sung chất lỏng cho cơ thể mà còn có thể làm loãng máu, ngăn máu đặc và giảm hình thành cục máu đông. Và nước ấm là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều.

Lượng nước uống hàng ngày được khuyến nghị là từ 1500-2000ml.

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 6.

3 ít:

1. Ít thức khuya

Thức khuya là một quá trình lâu dài gây hại cho cơ thể. Nếu thức khuya nhiều sẽ gây thiếu ngủ, suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, tăng tỷ lệ viêm nhiễm trong cơ thể, dẫn đến nội tiết cơ thể tiết ra một lượng lớn hormone tuyến thượng thận, thúc đẩy huyết áp cao, co thắt mạch máu, tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch máu não.

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 7.

2. Ít cáu kỉnh, buồn bực

Cảm xúc cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến xuất huyết não. Nhiều người do dễ xúc động như buồn bực, tức giận, cáu gắt… khiến huyết áp tăng cao, gây vỡ mạch máu não, từ đó dẫn đến xuất huyết não.

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 8.

3. Ít làm việc quá sức

Như câu nói, làm việc và nghỉ ngơi phải được kết hợp với nhau. Công việc thể chất và trí óc phù hợp sẽ giúp ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, đừng làm việc quá sức, bạn nên biết rằng mệt mỏi quá tải có thể gây xuất huyết não.

Nếu thấy cơ thể có tín hiệu 1 bộ phận bị cứng và 1 số vùng mềm đi thì hãy cảnh giác nguy cơ bị xuất huyết não - Ảnh 9.

Theo TT

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên