Nếu trả lời "có" cho 5 câu hỏi của vị doanh nhân này, chị em công sở nên nghỉ việc càng sớm càng tốt
Với "kinh nghiệm" bỏ công việc có mức lương hơn 100.000USD chỉ sau 1 ngày đi làm. Tin chắc rằng, bí quyết của vị doanh nhân này sẽ giúp chị em công sở sớm đưa ra quyết định "đi hay ở".
- 21-06-20194 “bí mật” người cao tay luôn thuộc lòng để tạo quyền lực chốn công sở, khiến sếp quý trọng còn đồng nghiệp tin yêu
- 19-06-20196 đặc trưng của kẻ tiểu nhân nơi công sở: Tuyệt đối chỉ gặp gỡ, không nhân nhượng, đối xử tốt, nhất thiết phải tránh xa!
- 17-06-2019Bài học lớn đằng sau câu chuyện của cựu Giám đốc nhân sự nổi tiếng: Dân công sở đừng mất ý thức trong giờ ăn trưa!
Có một sự thật rằng, trong sự nghiệp làm dân văn phòng công sở, không hiếm khi chị em cảm thấy chênh vênh lúc đối diện với câu hỏi "mình có nên nghỉ việc hay không?". Bắt nguồn cho câu hỏi này, hầu như không có gì rõ ràng để giải thích. Có thể chỉ là do cảm thấy hơi tụt mood một chút vào sáng thứ 2, có thể do bị sếp mắng trong cuộc họp ngày thứ 3, cũng có thể tự nhiên tinh thần bị "nản nản" vào mỗi khi đi làm về. Và để giúp chị em công sở thoát khỏi mớ bồng bông chông chênh ấy, mới đây, Bill Murphy - một nhà báo, nhà văn và là doanh nhân nổi tiếng ở Washington DC, Hoa Kỳ đã chia sẻ bí quyết của mình.
Bill Murphy từng gây bão trên khắp các diễn đàn lớn nhỏ trên thế giới vào năm ngoái khi sẵn sàng từ bỏ công việc có mức lương hơn 100.000USD chỉ sau 1 ngày đi làm. Tin chắc rằng, bí quyết sau đây của ông sẽ giúp chị em sớm đưa ra quyết định "đi hay ở". Cụ thể, bí quyết này rất đơn giản, Bill Murphy đưa ra 5 câu hỏi, nếu trả lời "có" hết cả 5 câu thì đây chính xác là thời điểm chị em nên thoát khỏi công việc của mình càng sớm càng tốt.
Cảm giác chán nản công việc có quen thuộc hay không?
Giống như việc Steve Jobs đã từng nói trong bài phát biểu của mình vào năm 2005 tại Đại học Stanford: "Tôi đã nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi 'nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi, tôi có muốn làm những gì tôi sắp làm hôm nay không?'. Và bất cứ khi nào câu trả lời là 'không' trong quá nhiều ngày liên tiếp, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó".
Quả thật, cảm giác chán nản trong công việc là điều không thể tránh khỏi, bất kể ngành nghề, bất kể thời gian. Ấy thế, nó chỉ xuất hiện thi thoảng mỗi khi chúng ta gặp sự cố gì đó trong công việc mà thôi. Vậy nên, nếu cảm giác ấy xuất hiện với tần suất thường xuyên, sáng ra mở mắt dậy là thấy chán nản, thì đây chính xác là thời điểm chị em nên nghiêm túc nghĩ về quyết định xin thôi việc của mình. Mất thời gian làm gì vào công việc mình cảm thấy đã hết hứng thú, áp lực tràn trề mỗi ngày!?
Bạn có ghét nếu được yêu cầu làm thay vị trí của sếp hay không?
Để giải thích rõ cho câu hỏi này, Bill Murphy tách ra thêm hai câu hỏi nhỏ cụ thể hơn như sau: Nếu được thăng tiến lên vị trí của sếp vào ngày mai, liệu bạn có muốn nhận nó? Và nếu có thì vì lý do gì khác ngoại trừ việc được tăng lương?
Quả thật, khi hào hứng trong công việc hầu như ai ai cũng mong muốn mình được thăng tiến đến những vị trí cao hơn. Năng lực ư? Khả năng lãnh đạo ư? Tất cả không còn gì quan trọng, chỉ cần biết phấn đấu và cố gắng rèn luyện, mọi việc đều có thể nằm trong tầm tay. Ấy thế, nếu chị em không còn ước muốn cầu tiến giống như vậy (khoan nghĩ tới yếu tố lương bổng) chỉ vì cảm thấy mệt, nặng nề hoặc tự ti cho rằng mình không có khả năng thì quả thật mọi người đang đi trên con đường dẫn tới thất bại.
Nghề gì cũng thế, nếu cứ rề rà dậm chân tại chỗ mà vẫn cảm thấy "thôi thế này ổn rồi", tức là chị em hoàn toàn không có đam mê, đang trong vùng an toàn nhàm chán. Đôi khi "tham vọng vị trí của sếp" cũng chính là một động lực giúp hào hứng làm việc mỗi ngày.
Công việc hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn không?
Công việc quan trọng thì quan trọng thật, nhưng nó không phải là tất cả và cũng không phải là điều gì đó lớn lao nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bởi ngoài nó ra, chị em mình còn cần tới sức khỏe, các mối quan hệ bên ngoài công sở, gia đình chồng con,.... Từ ý này, hãy nhanh chóng quan sát xem, liệu công việc hiện tại nó có đang ảnh hưởng tiêu cực đến những thứ cũng quan trọng không kém kia hay không?
Nếu có thì nghĩ tiếp xem nó ảnh hưởng nhiều đến mức nào. Và tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng, chị em sẽ biết mình nên "đi hay ở". Công sở suy cho cùng cũng chỉ là một phần trong cuộc đời chúng ta, một khi chẳng thể dung hòa được nó mà còn để nó kiểm soát làm cuộc sống mình bị ảnh hưởng tiêu cực thì việc quyết liệt từ bỏ, đổi mới cũng là điều thật sự nên làm.
Bạn có đang cảm thấy mình không cần học hỏi gì thêm trong công việc?
Bể học luôn rộng lớn mênh mông, đó là lý do chưa ai dám tự nhận mình là master trong một lĩnh vực nào đó. Điều này đồng nghĩa, khi chị em cảm thấy mình chẳng cần phải học hỏi tìm tòi thêm điều gì, cứ duy trì cái guồng quay như bao lâu nay thì có lẽ chị em đang vô tình đẩy mình vào trong một vũng lầy mà không chịu cầu cứu, không tha thiết được thoát ra.
Nói lên điều này không hẳn là khuyên mọi người nên bứt phá, nên ham học, nên phấn đấu bồi dưỡng thêm kỹ năng nghề nghiệp của mình. Đôi khi vì một lý do gì đó làm chị em "mất nhiệt" trong công việc, có nói thế nào cũng không thể tiến lên. Vậy thì nếu trả lời "có" cho câu hỏi này, chị em thật sự đang mất hứng thú với công việc, đang bị "cũ" dần đi giữa thời đại mà mọi ngành nghề đều yêu cầu tính đột phá, thay mới mỗi ngày. Còn chờ gì nữa mà không thử bước sang một công việc mới để được hiếu tri, được quyết liệt theo đuổi vạch đích thành công?
Trực giác có đang mách bảo bạn nên nghỉ việc hay không?
Có lẽ trả lời 4 câu hỏi bằng những dữ liệu khách quan đã đủ, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải lắng nghe con tim mình, đúng hơn là trực giác vô hình tồn tại trong niềm tin. Chúng ta không phải một con robot, chúng ta có cảm xúc, có linh hồn, có những sự cảm nhận dù mơ hồ lắm lúc không thể lý giải nhưng lại luôn chính xác. Vậy nên, đối diện với một quyết định quan trọng trong cuộc sống văn phòng công sở, chị em hãy lắng nghe trực giác của mình để tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Nó đang mách bảo mình nên nghỉ việc hay không?". Nếu có, lại thêm một lần chị em phải nghiêm túc suy nghĩ về việc rời đi.
Nhịp sống Việt