New Zealand lo ngại AI làm rò rỉ thông tin cá nhân
Sự phát triển của công nghệ đang tạo ra những đột phá, tuy vậy nó cũng mang lại những mối lo ngại không nhỏ, tiêu biểu là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể dễ dàng làm rò rỉ thông tin cá nhân. Đây là điều mà New Zealand đang lo ngại.
- 26-05-2023Liên tục "gây bão" tại Việt Nam, Trung Quốc, Chi Pu có thể kiếm bao nhiêu tiền từ YouTube?
- 26-05-2023Những rủi ro tiềm ẩn từ trí tuệ nhân tạo
- 26-05-2023TikTok thử nghiệm tích hợp chatbot vào thuật toán
Ngày 25/5, Ủy viên quyền riêng tư của New Zealand Michael Webster cho biết, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đang làm cho năng suất và hiệu quả lao động cao hơn, tuy vậy nó cũng đặt ra vấn đề về quyền riêng tư, vì vậy, ông hy vọng các cá nhân và tổ chức cần lưu tâm đến vấn đề này.
Hiện tại, việc trí tuệ nhân tạo sử dụng thông tin cá nhân của người dân phải tuân theo Luật bảo vệ quyền riêng tư 2020 và để tránh trường hợp thông tin cá nhân bị rò rỉ, ông Michael Webster đề nghị các cá nhân, tổ chức trước khi sử dụng trí tuệ nhân tạo để sáng tạo nội dung cần cân nhắc về hậu quả của việc trí tuệ nhân tạo thu thập các thông tin này.
Cụ thể, theo ông Michael Webster, trước khi một doanh nghiệp hay tổ chức quyết định sử dụng trí tuệ nhân tạo thì nên cân nhắc một số vấn đề sau:
Thứ nhất, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo nên do lãnh đạo cấp cao và cán bộ phụ trách quyền riêng quyết định.
Thứ hai, cần cân nhắc về sự cần thiết và phù hợp của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo hay vẫn có các biện pháp thay thế khác.
Thứ ba, cần đánh giá ảnh hưởng nếu có đến quyền riêng tư khi quyết định sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Thứ tư, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo cần được minh bạch và thông báo rõ ràng đến các khách hàng, hay những người sử dụng các nội dung do trí tuệ nhân tạo sáng tạo ra.
Thứ năm, các cơ quan, tổ chức cần thiết lập các quy định về tính chính xác cũng như quyền truy cập thông tin của từng người cũng như quy trình để đính chính thông tin.
Thứ sáu, trước khi sử dụng nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra thì cần được con người xem xét, đánh giá để giảm thiểu rủi ro và các thông tin sai lệch.
Thứ bảy, không cung cấp các thông tin cá nhân và bí mật cho các công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo trừ khi được khẳng định rằng các thông tin này không được nhà cung cấp lưu giữ hoặc tiết lộ.
Trước đó, Ủy viên quyền riêng tư Michael Webster cũng đã gửi thư cho các cơ quan trong chính quyền New Zealand để đề nghị các cơ quan cân nhắc đánh giá kỹ càng trước khi quyết định đưa trí tuệ nhân tạo vào sử dụng, đồng thời đề nghị chính quyền cần có biện pháp tổng thể để ứng phó với thách thức mới phát sinh từ việc ứng dụng công nghệ tiên tiến./.
Vov