Nga cân nhắc bước đi táo bạo “cắt giảm sản lượng dầu”
Trong lúc Liên minh châu Âu vẫn đang loay hoay với câu hỏi hóc búa chưa có lời giải này, Nga hôm qua (9/12) đã để ngỏ khả năng báo cắt giảm sản lượng dầu để đáp trả việc các nước phương Tây áp mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga.
- 11-12-2022Trung Quốc 'rục rịch' mở cửa, thị trường kim loại lập tức phản ứng
- 11-12-2022Có tới 20 triệu thùng dầu đang lênh đênh ngoài biển, EU đổ lỗi cho quốc gia này là nguyên nhân gây ra sự tắc nghẽn trên
- 10-12-2022Bột giặt, nước giặt và viên giặt đâu là sản phẩm tốt nhất cho quần áo của bạn? 99% nhân viên bán hàng sẽ không bao giờ nói
Làm thế nào có thế thống nhất trần về giá khí đốt để giải bài toán về năng lượng là câu hỏi đặt ra với Liên minh châu Âu vào lúc này. Trong lúc Liên minh châu Âu vẫn đang loay hoay với câu hỏi hóc búa chưa có lời giải này, Nga hôm qua (9/12) đã để ngỏ khả năng báo cắt giảm sản lượng dầu để đáp trả việc các nước phương Tây áp mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga.
Cộng hòa Séc, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu hôm qua cho biết, Liên minh châu Âu sẽ thảo luận đề xuất mới về giá trần khí đốt trước khi tiến hành hội nghị bất thường của các bộ trưởng năng lượng khối ngày 13/12 tới.
Theo đề xuất mới nhất của Séc, mức giá trần khí đốt sẽ là 220 euro/MWh, thay vì 275 euro/MWh như dự kiến trước đây của Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, đề xuất này của Séc hiện không nhận được sự ủng hộ đầy đủ của các nước thành viên Liên minh châu Âu và đã được sửa đổi.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Hôm qua, một số nước cũng đã gửi một đề xuất thỏa hiệp về các thông số của trần giá, được cho là sẽ đáp ứng yêu cầu của một số quốc gia vẫn đang lên tiếng phản đối. Các nguồn tin ngoại giao cho biết đề xuất chung này được đánh giá là dễ chấp nhận hơn nhưng chưa chắc đã nhận được sự chấp thuận của bộ trưởng năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu vì 1 số lý do. Dự kiến trong hôm nay (10/12), đại diện các nước sẽ tiến hành cuộc thảo luận đầu tiên về đề xuất mới đối với giá trần khí đốt này.
Làm sao có thể thống nhất được mức giá trần về giá khí đốt để giải bài toán về năng lượng là câu hỏi đặt ra với Liên minh châu Âu vào lúc này. Đã có không ít ý kiến được đưa ra nhưng chưa có đáp án nào nhận được sự đồng thuận của cả khối.
Trong nhiều tháng qua, 27 quốc gia Liên minh châu Âu đã cố gắng thống nhất kế hoạch hạn chế giá khí đốt, sau khi giá mặt hàng này tăng đã kéo theo giá điện tăng cao từ cuối mùa Hè. Đã có thời điểm, giá khí đốt cho các hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch TTF, được lấy làm cơ sở tham chiếu cho thị trường khí đốt châu Âu - lên tới hơn 300 ơ-rô/MWh. Hầu hết các quốc gia, bao gồm Tây Ban Nha, Italy và Ba Lan, đang kêu gọi áp dụng một số hình thức giá trần.
Tuy nhiên, một nhóm các quốc gia do Đức dẫn đầu lại từ chối, do lo ngại việc hạn chế giá có thể dẫn tới gia tăng tiêu dùng và đe dọa nguồn cung. Theo một số nguồn tin ngoại giao, Pháp hiện cũng đã tham gia nhóm các quốc gia không hài lòng với các điều kiện áp giá trần khí đốt nên khả năng các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu có thể đi tới thỏa thuận trong hội nghị bất thường ngày 13/12 tới vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong bối cảnh Liên minh châu Âu vẫn đang loay hoay với câu hỏi hóc búa chưa có lời giải này, Nga hôm qua (9/12) đã để ngỏ khả năng báo cắt giảm sản lượng dầu để đáp trả việc các nước phương Tây áp mức giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga.
Phát biểu với báo giới sau hội nghị thượng đỉnh Liên minh Kinh tế Á-Âu tại Kyrgyzstan hôm qua ( 9/12) Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: "Sau một số quyết định phi thị trường có hại được cho là hành động dại dột đối với tất cả mọi người, kể cả người tiêu dùng.
Bởi vì người tiêu dùng cần hiểu rằng, nếu họ cứ khăng khăng đòi mức giá mà họ hài lòng, thì ngay cả khi họ đạt được mức giá này, giá cả sẽ giảm xuống nhưng các khoản đầu tư sẽ bị ảnh hưởng giảm xuống 0, cuối cùng giá cả sẽ lại tăng vọt và đánh vào người tiêu dùng - những người đưa ra các giải pháp như vậy. Và như tôi đã nói rồi, đơn giản là chúng tôi sẽ không bán dầu cho những quốc gia đưa ra quyết định như vậy. Chúng tôi sẽ cân nhắc các giải pháp, nếu cần, chúng tôi có khả năng cắt giảm sản lượng dầu mỏ".
Tuyên bố được người đứng đầu nước Nga đưa ra chỉ ít ngày sau khi chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu ngày 3/12 đã hoàn thành việc phê chuẩn bằng văn bản đối với mức giá trần 60 USD/thùng do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga.
Lệnh cấm vận nhằm vào dầu mỏ của Nga này, được G7, Liên minh châu Âu và Australia thống nhất áp đặt, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12. Theo đó, dầu mỏ của Nga chỉ được phép vận chuyển đến các nước thứ ba bằng tàu chở dầu của G7 và Liên minh châu Âu, cũng như các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng khi dầu được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá trần nói trên. Vì các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng của thế giới đều có trụ sở tại các nước G7, nên mức trần này có thể khiến Nga khó bán dầu với giá cao hơn. Mức giá trần sẽ được xem xét mỗi 2 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 1/2023.
VOV