MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nga có thể đè bẹp nền kinh tế châu Âu chỉ bằng một bước đi

06-06-2024 - 09:51 AM | Tài chính quốc tế

Nga được cho là có trong tay công cụ với sức mạnh lớn đủ để chống lại đòn trừng phạt kinh tế của châu Âu.

Tạp chí Politico cho biết, mặc dù châu Âu ngày càng đưa ra nhiều kế hoạch mới nhằm đè bẹp nền kinh tế Nga, nhưng bản thân họ lại rất dễ bị Moskva trả đũa nếu căng thẳng đột ngột leo thang.

Ấn phẩm này cho biết các quan chức EU không từ bỏ hy vọng giảm đáng kể thu nhập của Nga, đồng thời cắt giảm hơn nữa hoạt động xuất khẩu của nước này.

Đặc biệt, chính quyền EU đã tìm cách buộc ngừng nhập khẩu ngũ cốc của Nga vào các nước EU, mặc dù Hungary và Áo ngay lập tức phản đối hành động cực đoan đó.

Bài báo của Politico nhận xét các nhà lãnh đạo châu Âu sẵn sàng sử dụng nhiều “đổi mới” khác nhau trong vấn đề trừng phạt. Trong lúc này, họ thảo luận về cách vượt qua sự phản kháng của phe đối lập châu Âu mà dẫn đầu là Hungary.

"Một lựa chọn đang được thảo luận liên quan đến việc áp thuế thay vì trừng phạt đối với nhiều loại hàng xuất khẩu của Nga. Bước đi này khác biệt với các biện pháp trừng phạt khi không đòi hỏi sự nhất trí", tờ Politico nhận xét.

Nga có thể đè bẹp nền kinh tế châu Âu chỉ bằng một bước đi- Ảnh 1.

Nga có thể cắt nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu.

Tuy nhiên với một chính sách cấp tiến như vậy, EU cũng lo ngại đòn trả đũa khi Moskva có mọi cơ hội đáp trả, điều này nếu xảy ra sẽ trở thành một thảm họa thực sự đối với nền kinh tế châu Âu.

Hành động cụ thể của Nga có thể sẽ là cắt nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu trong mùa sưởi ấm sắp tới, cụ thể là vào tháng 1 năm 2025.

Cùng với việc châu Âu dự kiến không tiếp tục hợp đồng trung chuyển khí đốt theo đường ống qua lãnh thổ Ukraine, biện pháp như vậy của Điện Kremlin có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ đối với toàn bộ ngành công nghiệp châu Âu.

Mặc dù vậy, có luồng ý kiến khác cho rằng lo ngại của tờ Politico chỉ đúng ở thời điểm 3 năm trước, còn hiện tại châu Âu đã đủ nguồn cung năng lượng thay thế từ Trung Đông, Na Uy và nhiên liệu tái tạo, vì vậy họ tự tin cắt giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên hóa thạch của Nga.

Châu Âu đặt cược nhiều vào năng lượng tái tạo để hướng tới một nền kinh tế xanh.

Theo Politico

Theo Bạch Dương

Giáo Dục Thời Đại

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên