Nga khẳng định kinh tế vẫn khoẻ dù bị trừng phạt chưa từng có
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga giảm trên dưới 3% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với con số 7% dự báo trước đó, qua đó cho thấy kinh tế nước này vẫn ổn.
- 11-11-2022Quốc gia có người dân giàu nhất thế giới: Hơn 2 triệu người thành triệu phú nhờ đầu tư vào 2 loại tài sản này
- 10-11-2022Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed được 'mở đường' để nới lỏng chính sách tiền tệ?
- 10-11-2022Lạm phát thấp hơn dự báo, Dow Jones tăng hơn 1.200 điểm
Mỹ và các nước đồng minh phương Tây thời gian qua tung loạt đòn trừng phạt kinh tế nặng nề nhắm vào Nga, đặc biệt kể từ sau khi nổ ra xung đột tại Ukraine hôm 24-2.
Bất chấp điều đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga chỉ giảm trên dưới 3% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với con số 7% dự báo trước đó.
Thông tin trên được đài RT (Nga) dẫn tuyên bố của Viện trưởng Viện Kiểm toán Nga Aleksey Kudrin. "Nền kinh tế Nga đang phát triển tốt hơn so với dự tính ban đầu" - ông Kudrin phát biểu bên lề Hội nghị Tổ chức quốc tế Các định chế kiểm toán tối cao ( NTOSAI) hôm 10-11.
Ông Kudrin, từng giữ chức bộ trưởng tài chính Nga, nhấn mạnh: "Tất nhiên, các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với nước Nga khiến chúng tôi bị ảnh hưởng. Ban đầu chúng tôi dự kiến tốc độ suy giảm GDP của Nga khoảng 7%, song thực tế chỉ từ 2,9-3,3% trong năm 2022".
Ông Aleksey Kudrin đánh giá nền kinh tế Nga có tính linh hoạt cao. Ảnh: Sputnik
Cùng đó, ông cũng nhận định kinh tế Nga sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 2,6%/năm trong giai đoạn 2024-2025. Nga cũng cần 2-3 năm để phục hồi và trở lại mức trước khủng hoảng với điều kiện không có khó khăn mới nào xảy ra.
"Có thể vẫn tồn tại những kịch bản phức tạp hơn do phương Tây có khả năng áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ hoặc áp trần giá năng lượng Nga" - ông Aleksey nói thêm.
Tình trạng lạm phát của Nga cũng được dự báo sẽ tiếp tục chậm lại và có thể giảm xuống 4% vào năm 2024.
"Lạm phát dự kiến ở mức 12% vào năm 2022. Về mặt này, chúng tôi chắc chắn đang chứng kiến một bước tiến lớn. Đỉnh điểm của lạm phát là vào tháng 4 khi tăng lên gần 18% nhưng sau đó sụt giảm đều đặn" - ông Aleksey cho hay.
"Thâm hụt ngân sách có thể cao hơn dự báo nhưng Nga có biên độ an toàn và nguồn lực đủ mạnh để trang trải chi phí. Điều đó cho thấy nền kinh tế Nga có tính linh hoạt khá cao" - ông Aleksey chốt lại.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt hơn dự kiến trong tháng 10
Bộ Lao động và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này, với mức tăng yếu hơn dự báo trong tháng 10-2022.
Cụ thể, chỉ số CPI tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trước đó, các chuyên gia dự báo CPI tăng 0,6% so với tháng trước và 7,9% so với cùng kỳ.
Không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0,3% so với tháng trước và 6,3% so với cùng kỳ, thấp hơn mức dự báo tương ứng 0,5% và 6,5%.
Sau khi số liệu mới được công bố, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ ngay lập tức sụt giảm, trong khi thị trường chứng khoán tăng mạnh và chỉ số đồng USD giảm.
Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào tháng 12 và dự báo lãi suất sẽ xuống dưới 5% sau khi chạm đỉnh vào năm tới - theo CNN .
NLĐ