MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngã khi chơi thể thao, nam thanh niên không ngờ dẫn tới 'hậu quả nghiêm trọng'

28-05-2023 - 06:35 AM | Sống

Ngã khi chơi thể thao, nam thanh niên không ngờ dẫn tới 'hậu quả nghiêm trọng'

(Tổ Quốc) - Nam thanh niên 35 tuổi ở Hà Nội không ngờ cú ngã tưởng chừng vô hại lại là nguyên nhân gây bệnh lý ít gặp.

Trong một lần chơi thể thao như mọi ngày, nam thanh niên 35 tuổi, trú ở Hà Nội, bị ngã vặn gối trái. Sang ngày thứ 3 sau ngã, vùng gối trái đau nhiều, đau hơn khi đi lại. Cơn đau hạn chế vận động chân trái nên anh đã đi thăm khám.

Nam bệnh nhân được tư vấn chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối trái. Hình ảnh chụp MRI khớp gối trái cho hình ảnh đụng dập, đứt bán phần dây chằng chéo sau, tràn dịch khớp gối, phù nề nhẹ phần mềm vùng khoeo. Dựa vào kết quả chụp MRI, bệnh nhân được chẩn đoán đứt bán phần dây chằng chéo sau - tràn dịch khớp gối trái do chấn thương thể thao.

"Tôi không ngờ lần ngã khi chơi thể thao ấy lại gây hậu quả nghiêm trọng như vậy", bệnh nhân chia sẻ.

 Chăm tập thể thao, nam thanh niên "sốc" khi mắc bệnh  - Ảnh 1.

Chấn thương khi chơi thể thao, ảnh minh hoạ.

PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Medlatec - cho biết đứt dây chằng chéo sau hiếm gặp, chỉ chiếm 5-10% trong số ca đứt dây chằng chéo trước. Với chấn thương này chỉ có thể chẩn đoán chính xác qua chụp MRI.

Trường hợp bệnh nhân nam trên nếu không được phát hiện tổn thương sớm có thể làm nặng hơn tổn thương.

BSNT Đào Danh Vĩnh, Bệnh viện Medlatec, cho hay dây chằng chéo sau nằm ở trung tâm khớp gối, trong khoang lồi cầu xương đùi, chạy phía sau dây chằng chéo trước, tạo với dây chằng chéo trước hình chữ X, có vai trò tham gia giữ vững khớp gối trong hoạt động vận động.

Hầu hết các trường hợp đứt dây chằng chéo sau không quá nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp tổn thương không được điều trị đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, thoái hóa khớp, những chấn thương dây chằng chéo sau.

Theo chuyên gia, chấn thuơng dây chằng chéo thường có các triệu chứng:

- Sưng đầu gối, đau nhức dữ dội;

- Khi tác động vào gối nghe thấy tiếng lách tách;

- Xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đầu gối như đau đớn, sưng tấy, tím tái hoặc chảy máu.

Chơi thể thao giúp rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể trạng, nhưng có thể gây nguy hiểm nếu không may bị ngã. Do đó, để hạn chế chấn thương do thể thao, mọi người cần lưu ý:

- Chọn chơi môn thể thao vừa sức, phù hợp độ tuổi;

- Uống nhiều nước, tránh để bị mất nước trong khi luyện tập;

- Làm nóng các cơ trước khi luyện tập giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương;

- Mặc quần áo cotton để cơ thể được thông thoáng, mát mẻ.

- Khởi động trước khi luyện tập giúp cơ không bị giãn bất ngờ.

- Tăng dần cường độ hoạt động sẽ giúp cơ chắc khỏe hơn, tăng khả năng chịu áp lực hoạt động.

- Mang các dụng cụ bảo hộ như đệm đầu gối, mũ bảo hiểm, lót ống chân, đệm khuỷu tay… khi chơi môn thể thao phù hợp.

- Không luyện tập với cường độ quá cao để tránh gây áp lực lên cơ, khớp…

Theo Ngọc Minh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên