Nga sắp biến tài nguyên này thành 'vũ khí' mới trên thị trường năng lượng, giá bán dự kiến tăng vọt
Nhờ năng lực sản xuất lớn, châu Âu và Mỹ vẫn phải nhập khẩu nhiều nhiên liệu từ Nga.
- 13-03-2023Đây có phải mô hình hoàn hảo giúp thị trường xe điện cất cánh? Startup Nhật chuyên biến xe xăng thành xe điện, gỡ luôn nút thắt trạm sạc cũng như thời gian sạc pin
- 13-03-2023Người Nhật mê mẩn trải nghiệm của Omachi tại Foodex 2023
- 13-03-2023Giảm giá kích cầu toàn diện, Hyundai tăng mạnh doanh số tại Việt Nam: Accent, Santa Fe và Stargazer cùng bứt phá
Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng Citigroup cảnh báo khách hàng về rủi ro tăng giá của các kim loại quan trọng như nhôm, palladium và nhiên liệu hạt nhân nếu Nga hạn chế xuất khẩu những mặt hàng này.
Không có vật liệu nào trong số các hàng hóa kim loại nói trên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và năng lượng. Những vật liệu này cũng chưa phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây hoặc hạn chế xuất khẩu của Nga kể từ khi xung đột xảy ra cách đây 1 năm.
Tuy nhiên, bất kỳ động thái nào của Nga nhằm hạn chế xuất khẩu những vật liệu đó cũng sẽ dẫn đến làn sóng tăng giá trên thị trường hàng hóa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và gây khó khăn cho các nhà sản xuất công nghiệp.
Theo các nhà phân tích của Citigroup, những hạn chế như trên sẽ làm gián đoạn hoạt động của nhiều nhà sản xuất trên thế giới và có thể thúc đẩy lạm phát vốn đang ở mức cao.
Max Layton, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Citigroup cảnh báo, giá của những mặt hàng kim loại bị hạn chế xuất khẩu sẽ tăng vọt.
Tuy Nga chưa đưa ra tín hiệu nào về kế hoạch giảm xuất khẩu kim loại nhưng đã cắt giảm xuất khẩu năng lượng sang châu Âu. Năm ngoái, Nga giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, tăng sức nóng cho cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trước đó, Moscow tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu trong nước khoảng 5% (500.000 thùng/ngày) trong tháng 3 để đáp trả cơ chế áp trần giá dầu Nga của phương Tây.
Bất kỳ động thái nào của Nga nhằm hạn chế xuất khẩu những kim loại cũng sẽ dẫn đến làn sóng tăng giá trên thị trường hàng hóa
Layton cho rằng, việc Nga 'vũ khí hóa' năng lượng bằng cách hạn chế cung cấp khí đốt và dầu thô cho phương Tây là nhắm vào mặt hàng có giá trị nguồn thu lớn. Khi cuộc xung đột kéo dài, nước này có thể sẽ hạn chế xuất khẩu thêm nhiều hàng hóa khác để gây áp lực với phương Tây.
Nga sản xuất khoảng 1/4 sản lượng palladium của thế giới. Khoảng 85% sản lượng palladium được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác khí thải của các hệ thống xả từ xe cộ, giúp chuyển những chất ô nhiễm thành CO2 ít độc hại hơn cùng hơi nước trước khi thải ra ngoài môi trường.
Nước này cũng là nhà xuất khẩu nhôm hàng đầu, cung cấp khoảng 15% sản lượng nhôm trên thị trường thế giới. Nga chiếm khoảng 11% sản lượng bạch kim (platinum) tinh chế toàn cầu. Sản lượng trong quý 4 năm ngoái đã giảm 10% do những thách thức hậu cần trong việc đưa nguyên liệu từ Nga đến các cơ sở chế biến của Phần Lan.
"Với kim loại nhóm bạch kim, đặc biệt loại bạch kim sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, không có đủ lựa chọn thay thế cho Nga trên thị trường", Ed Sterck, Giám đốc nghiên cứu của Hội đồng Đầu tư bạch kim thế giới nói.
Những lãnh đạo trong ngành sản xuất kim loại tin rằng phương Tây đã tránh áp đặt các lệnh trừng phạt với các hàng kim loại của Nga vì những sản phẩm này rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và khó có thể thay thế.Một số công ty phương Tây tránh sử dụng kim loại của Nga, khiến tăng giá các kim loại thay thế không phải của Nga như nhôm và nickel.
Tháng trước, sàn giao dịch kim loại London (MLE) cho biết, kim loại của Nga đang chất đống trong các kho của sàn này, chiếm đến 41% tồn kho nhôm sơ cấp và 95% tồn kho đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy các khách hàng không muốn mua các nguồn tài nguyên của Nga.
Quan trọng hơn, Nga là nước xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân lớn nhờ có nguồn cung uranium và năng lực xử lý hạt nhân lớn. Hiện tại, trong khi tìm các nguồn cung thay thế, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vẫn nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân từ Nga.
Tham khảo: FT
Nhịp sống thị trường