MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nga vs Ả-rập xê-út: Cuộc chiến giá dầu mới đã bắt đầu

10-04-2017 - 19:18 PM | Tài chính quốc tế

Nhà đầu tư đang ngày càng lo sợ rằng Ả-rập xê-út đã không còn cảm thấy hài lòng với thành quả mà nó tạo ra trong vai trò là chủ mưu (cùng với Nga) tạo ra thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nhà sản xuất dầu trong và ngoài OPEC.

Thị trường dầu mỏ thế giới có thể sẽ lại lao vào một cuộc chiến mới, trong bối cảnh các nhà sản xuất dầu hàng đầu cả ở trong và ngoài OPEC đang tranh giành thị phần. "Cái bắt tay" ngoài dự kiến giữa OPEC và các quốc gia ngoài khối đã ổn định thị trường được gần nửa năm. Tiếc là, cuộc vui ngắn chẳng tày gang. Cuộc khủng hoảng giá dầu vốn đã được ngăn chặn lại một lần nữa phát ra những tín hiệu tăng giá trong vài tháng tới.

Những tác động của cuộc cách mạng dầu đá phiến lần 2 phần lớn đã được giảm bớt bởi sự tuân thủ cao độ của OPEC và các quốc gia ngoài khối đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng, trong khi các vấn đề địa chính trị và an ninh ngăn cản Libya, Iraq, Venezuela và Nigeria gia tăng sản lượng.

Tuy nhiên, tính ổn định trên thị trường dầu mỏ luôn luôn không nằm trong những nguyên tắc thị trường cơ bản mà nó còn bị ảnh hưởng bởi vấn đề địa chính trị và lợi ích quốc gia - mối đe dọa lớn nhất của thỏa thuận mở rộng cắt giảm sản lượng trong vài tháng tới.

Nhà đầu tư đang ngày càng lo sợ rằng Ả-rập xê-út đã không còn cảm thấy hài lòng với thành quả mà nó tạo ra trong vai trò là chủ mưu (cùng với Nga) tạo ra thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nhà sản xuất dầu trong và ngoài OPEC.

2 thành viên OPEC là Iran và Iraq lại đang tìm cách tăng sản lượng. Ngay cả Nga cũng không chịu đứng im. Các công ty dầu mỏ của Nga vẫn tích cực tranh giành thêm thị phần tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản (vốn đều là những khách hàng chính của Ả-rập xê-út). Mỹ cũng đang đẩy mạnh sản lượng và giải quyết đơn hàng ở châu Âu.

Một số nhà phân tích thậm chí còn vẽ ra một kịch bản ngày tận thế, ngụ ý rằng Ả-rập xê-út đã để mất chỗ đứng tại những thị trường dầu lớn nhất.

Trước tình hình đó, các quan chức Ả-rập xê-út như Bộ trưởng dầu mỏ Khalid Al Falih vẫn giữ im lặng. Không có một lập trường cứng rắn nào được đưa ra tính đến thời điểm hiện nay.

Trong một động thái bất ngờ, Ả-rập Xê-út cho biết rằng quốc gia này sẽ cố gắng giành lại thị phần tại châu Âu, sau nhiều năm tập trung vào thị trường châu Á. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Anh đến Ả rập vừa qua, nước Anh cũng đưa ra kế hoạch thay đổi cách giá dầu áp dụng ở châu Âu kể từ tháng 7, nhằm làm tăng sức hấp dẫn cho dầu Ả rập.

Tuy nhiên, vị trí thống trị của dầu mỏ Nga ở châu Âu là điều không thể phủ nhận. Năm 2016, sản lượng dầu của Nga tại châu Âu chiếm khoảng 32%. Đây là áp lực lớn nếu Ả rập, Iraq và Iran muốn bước chân vào thị trường châu Âu một cách nghiêm túc. Trong một thị trường ổn định, điều này sẽ không tác động trực tiếp đến các kịch bản giá. Nhưng nhìn vào những biến động gần đây, cuộc đối đầu giữa Nga và Ả-rập Xê-út ở châu Âu có thể không chỉ làm bất ổn định thị trường mà còn dẫn đến một cuộc chiến giá mới.

Cho đến năm 2015, nguồn cung dầu của Nga đã chiếm lĩnh thị trường châu Âu, vì hầu hết các nhà sản xuất OPEC đều không quan tâm tới thị trường này. Tuy nhiên thời thế thay đổi và động thái mới nhất của Aramco cho thấy một cuộc chiến mới trên thị trường dầu mỏ sẽ bắt đầu ở châu Âu.

Cuộc chiến dầu mỏ Nga-Ả rập đã được nhen nhúm từ lâu. Năm 2015, Rosneft - công ty dầu của Nga đã buộc tội Aramco bán phá giá ở châu Âu. Tuy nhiên nhu cầu ổn định thị trường trong giai đoạn 2015-2016 và Aramco chào sàn đã kìm hãm sự xung đột.

Cả Nga và Ả-rập Xê-út đều sẽ không muốn chịu rủi ro trong cuộc chiến giá dầu. Tương lai của Tổng thống Putin sẽ được quyết định trong 12 tháng tới, khi cuộc bầu cử kết thúc, trong khi tương lai của giới tinh hoa Ả rập phụ thuộc vào IPO của Aramco.

Nếu biết cách tiếp cận thông minh hơn, miếng bánh châu Âu sẽ được phân chia trong hòa bình. Iraq và Iran đã rất thông minh khi lén lút lấy thị phần từ cả hai bên. Hoặc bằng cách tổng hợp sức mạnh của cả Moscow và Riyadh, một cuộc chiến giá chống lại bộ đôi Iran - Iraq sẽ bền vững và khả thi hơn. Cách làm thứ hai này cũng sẽ không đe doạ đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các quốc gia trong và ngoài OPEC.

Anh Sa

BI

Trở lên trên