Ngậm ngùi nhìn cá chép tiễn ông Táo bị vớt trước mặt
Lợi dụng việc nhiều người thả cá chép tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, một số người tranh thủ vớt cá, thậm chí chích điện cá phóng sinh ngay bờ sông phía sau chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh, TP HCM).
- 28-01-2019Người Sài Gòn mua cua mang đến chùa phóng sinh ngày ông Công ông Táo
- 28-01-2019Ảnh, clip: Chợ cá lớn nhất Hà Nội nhộn nhịp từ tờ mờ sáng ngày tiễn ông Công ông Táo về trời
- 27-01-2019Sợ 'tắc đường’, người dân thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời sớm
- 27-01-2019Chợ cá lớn nhất Hà Nội nhộn nhịp trước lễ ông Công ông Táo
Sáng 28-1 (tức 23 tháng Chạp), hàng trăm người dân đi ra các kênh, sông để thả cá chép tiễn Táo quân về trời. Ở khu vực trung tâm TP hCM, nhiều người chọn kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè để thả cá. Năm nay, thủy triều lên tràn vào kênh nên nguồn nước khá sạch giúp "phương tiện" của ông Táo có cơ hội sống sót cao hơn.
Ra kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè thả cá chép
Tuy nhiên, khu vực đoạn đầu kênh ở phía quận Tân Bình có chất lượng nước không được tốt, kèm theo việc nhiều người đứng từ trên cao đổ bao cá xuống kênh nên nhiều con cá chép sau khi được thả xuống ít phút thì phơi bụng chết.
Đứng từ trên cao thả cá chép xuống kênh
Cảnh tượng dễ nhận thấy nhất ở khu vực này là có 4 "cần thủ" túc trực câu cá bên cạnh người dân đang thả cá chép. Cá chép vừa được thả xuống kênh thì ngay lập tức, cần thủ cũng vung cần xuống câu cá, dù họ luôn miệng trấn an người thả cá chép rằng họ chỉ câu cá trê (?).
"Cần thủ" tại kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè
Ngoài ra, hình ảnh người dân sau khi thả cá thì thả luôn cả bao ni lông xuống kênh vẫn còn diễn ra. Có người còn thả nguyên bao cá chép xuống kênh mặc cho cá vẫy vùng tìm đường ra. Cũng có gia đình thả nguyên cả túi tàn nhang xuống kênh trong sự bức xúc của những người thả cá bên cạnh. Ở trên bờ, rác thải chất thành đống mà rác chủ yếu là các bịch ni lông của người dân thả cá.
Rác thải chất thành đống mà rác chủ yếu là các bịch ni lông của người dân thả cá.
Ngoài khu vực kênh Nhiêu Lộc, nhiều gia đình ở TP HCM đã đến chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) cúng và thả cá chép.
Theo truyền thống của người Việt Nam, trong ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời. Hàng năm, người dân vẫn mua cá chép, thường là 3 con để cúng sau đó thả sông, hồ...
Cá chép đỏ được nhiều người lựa chọn để tiễn ông táo về trời. Mọi người đều có ý thức chỉ thả cá, giữ lại túi ni lông.
Tại bến sông phía sau chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) , trong sáng 28-1, vẫn tình trạng như năm trước, cá sau khi được phóng sinh lại bị một số người vô tư dùng vợt, lưới bắt lại cá.
Thản nhiên chích điện, vớt cá phóng sinh phía sau chùa (Hoàng Triều thực hiện)
Dù bị nhiều người phản ứng nhưng thanh niên này vẫn bất chấp và hăm doạ những người không cho anh vớt cá.
"Mỗi lần phóng sinh cá, chúng tôi cũng phải mang ra giữa sông để cá có cơ hội được tự do hơn vì có nhiều người chờ để bắt lại", chị Hà (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) chia sẻ.
Không riêng chị Hà, để đảm bảo an toàn cho cá chép phóng sinh, nhiều người còn thuê xuồng ra giữa sống để phóng sinh cá chép tiễn ông Táo.
"Nếu biết trước cá thả xong lại có người lại chích điện vớt như thế này, tôi đã không thả ở đây. Năm sau tôi sẽ đến nơi khác để thả cá chép tiễn ông Táo"- một người dân ngán ngẫm cho biết.
Người lao động