Ngân hàng 'Big4' ồ ạt rao bán nợ, bất động sản
Vietcombank rao bán bất động sản với giá khởi điểm trăm triệu đến chục tỷ đồng.
- 03-08-2020Nhân sự ngân hàng: Big 4 ồ ạt tuyển dụng, nhóm tư nhân dè dặt
- 17-05-2020“Big 4” rướn sức bao sân, tổng tài sản các tổ chức tín dụng lên gần 12,5 triệu tỷ đồng
- 15-04-202040% lợi nhuận để hạ lãi suất cho vay của "Big 4" ngân hàng lớn đến mức nào?
Nhiều chi nhánh của Vietcombank thông báo bán nợ và tài sản đảm bảo. Gần đây, Chi nhánh Châu Đốc phát mại tài sản của CTCP Sản xuất - Thương mại NPV gồm Nhà máy chế biến gạo tại An Giang với tổng diện tích 13.900 m2 và tài sản gắn liền với đất. Giá khởi điểm là gần 38 tỷ đồng.
Vietcombank TP HCM cũng đấu giá tài sản đảm bảo của CTCP Ngọc Mekong gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất tại tỉnh Long An với diện tích sử dụng 143.178,3 m2, cùng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Tổng giá khởi điểm của lượng tài sản trên là hơn 78 tỷ đồng, chưa bao gồm VAT, chi phí vận chuyển.
Các chi nhánh cũng đang phát mại loạt tài sản như dây chuyền sản xuất, tàu cá, xe nâng… của các doanh nghiệp tại nhiều tỉnh thành như Hưng Yên, Đà Nẵng, Bình Định…
Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng bán nợ của nhiều doanh nghiệp. Đơn cử, khoản nợ của Công ty TNHH Thiên Mẫn với tổng dư nợ 85,26 tỷ đồng, gồm 38,3 tỷ đồng gốc và 47 tỷ đồng tiền lãi được chào bán lần thứ hai giá khởi điểm chào bán là 60,3 tỷ đồng.
Một khoản nợ giá trị lớn khác cũng đang được đấu giá từ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hùng Hưng với tổng dư nợ 66 tỷ đồng và cá nhân như khách hàng Bùi Thị Huệ với tổng dư nợ 134 tỷ đồng (gồm nợ gốc 56 tỷ đồng, lãi vay 6 tỷ đồng và lãi chậm trả gần 72 tỷ đồng)…
Ngân hàng rao bán nhiều khoản nợ và tài sản đảm bảo. Ảnh: VCB.
Chi nhánh Ninh Bình của VietinBank cũng đấu giá nhiều tài sản khác như tàu cá biển, lưới treo… giá khởi điểm hơn 5,8 tỷ đồng, chi nhánh KCN Biên Hòa bán các thiết bị máy móc, nhà xưởng của Công ty TNHH Gnotech với giá khởi điểm hơn 27,6 tỷ đồng…VietinBank chi nhánh 10 TP HCM gần đây bán thông báo bán khoản nợ có tài sản đảm bảo của CTCP Đầu tư xây dựng và kinh doanh Nhà H-T-Q tổng dư nợ gần 26,5 tỷ đồng (gồm 8,6 tỷ đồng nợ gốc, 13,7 tỷ đồng lãi trong hạn và 4,1 tỷ đồng lãi quá hạn) và nợ của Công ty TNHH Chi Lan Vy tổng dư nợ hơn 368 triệu đồng. Nhóm nợ được chào bán với mức khởi điểm 11,5 tỷ đồng.
Trước đó các chi nhánh của ngân hàng cũng đang đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Cung ứng vật tư xây dựng Gia Bảo (bao gồm nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt, phí...) gần 148 tỷ đồng, với 55,8 tỷ đồng nợ gốc và 93 tỷ đồng nợ lãi.
Một khoản nợ khác của Công ty TNHH MTV Xây dựng Thủy Tiên cũng đang được bán với giá 70,5 tỷ đồng, gồm 24,3 tỷ đồng nợ gốc và 46 tỷ đồng nợ lãi.
VietinBank cũng từng thông báo đấu giá 4 thửa đất tại phường Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam với tổng diện tích sử dụng đất 33.049 m2, cho mục đích sản xuất và kinh doanh, thời hạn lâu dài. Giá khởi điểm chào bán hơn 496 tỷ đồng.
BIDV thông báo bán đấu giá nhiều khu đất nông nghiệp và đất ở nông thôn tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cùng với nhà kho và máy móc thiết bị, gồm 25 tài sản. Tổng giá trị khởi điểm cho toàn bộ tài sản trên là 282 tỷ đồng.
Chi nhánh Hàm Nghi của BIDV cũng đang bán nợ của CTCP Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritour) với giá khởi điểm hơn 388 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm của khoản nợ là quyền sử dụng đất với diện tích 8.146,5 m2 tại Vũng Tàu.
Một khoản nợ khác được nhà băng này đấu giá nhiều lần với mức khởi điểm gần 378 tỷ đồng liên quan đến Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại địa chỉ Lô C17-1-2 phường Tân Phú, quận 7, TP HCM gồm quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất…
BIDV còn thực hiện đấu giá khoản nợ của CTCP Thương mại và Xây dựng Nam Sơn đến thời điểm bán là 245,7 tỷ đồng (trong đó nợ gốc là hơn 126,4 tỷ đồng, nợ lãi trong hạn hơn 88,736 tỷ đồng nợ, lãi quá hạn hơn 30,5 tỷ đồng). Tài sản bảo đảm của khoản nợ gồm nhà ở và quyền sử dụng đất, vốn góp và quyền lợi phát sinh…
VietinBank đấu giá nhiều tài sản và nợ của khách hàng. Ảnh: VietinBank. |
Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Đô Tân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội của CTCP Phát triển Thương mại Hà Thành giá khởi điểm gần 2,3 tỷ đồng.
Chi nhánh này cũng đấu giá quyền sử dụng đất tại Gia Lâm với diện tích 89 m2 và tài sản gắn liền với đất với giá khởi điểm hơn 6 tỷ đồng.
Agribank chi nhánh Xuyên Á đấu giá nợ của Công ty TNHH Quản lý và Xây dựng Quang Trung, Công ty TNHH TMDV Gia Đình Cuộc Sống, Công ty TNHH Công nghiệp cao su Sao Thái Dương, Công ty cổ phần kỹ nghệ Sao Thái Dương với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất Bình Thuận, TP HCM… với giá khởi điểm cho toàn bộ là hơn 113 tỷ đồng.
Sự ra đời của Nghị quyết 42/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu đã tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc cho các ngân hàng, đặc biệt trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu. Quyền thu giữ tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) được quy định rõ ràng, cụ thể hơn, các điều kiện về thu giữ, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan...
Giai đoạn 15/8/2017 đến 31/5/2020, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý đạt trung bình khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, gấp hơn 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2012 - 2017. Thống đốc Lê Minh Hưng từng nhận định kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 bằng hình thức khách hàng trả nợ tăng, phản ánh ý thức trả nợ đã cải thiện.
Tuy nhiên, việc đấu giá và bán các tài sản đảm bảo cũng không đơn giản. Ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm đấu giá TP HCM từng chia sẻ kết quả những cuộc đấu giá thành công tài sản đảm bảo nợ chiếm khoảng 50%. Nhiều gói tài sản đảm bảo nợ xấu phải định giá, giảm giá nhiều lần. Nhà đầu tư vẫn còn tâm lý e ngại nên việc bán thành công rất khó. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng nhấn mạnh thủ tục pháp lý quá phức tạp, vướng mắc nhiều khâu là rào cản chính của thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.
Người đồng hành