MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Thế giới: Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn có nguy cơ bị đọng nợ

Ngân hàng Thế giới:  Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn có nguy cơ bị đọng nợ

Theo kết quả điều tra đợt 2 về tác động của đại dịch COVID-19 lên doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới, một số doanh nghiệp đã cải thiện doanh số nhưng nhiều doanh nghiệp khác thậm chí còn bị sụt giảm hơn cả hồi tháng 6; các ngành bán lẻ, bán buôn và các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có tốc độ phục hồi nhanh hơn.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các doanh nghiệp đang hồi phục ở mức trung bình, nhiều doanh nghiệp đang mở cửa trở lại và mức giảm sút doanh thu cũng giảm xuống. Số trường hợp phải cắt giảm giờ làm, giảm lượng khách hàng hay thiếu nguồn cung vật tư cũng giảm xuống. Tuy nhiên, mức sụt giảm doanh số vẫn khá nghiêm trọng (-36% so với cùng kỳ năm ngoái), và tổng số việc làm vẫn chưa được phục hồi và còn thấp hơn nhiều so với thời điểm tháng 1/2020.

Tình trạng phục hồi cũng diễn ra không đồng đều. Một số doanh nghiệp đã cải thiện doanh số nhưng nhiều doanh nghiệp khác thậm chí còn bị sụt giảm hơn cả hồi tháng 6; các ngành bán lẻ, bán buôn và các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có tốc độ phục hồi nhanh hơn.

Theo WB, cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến tác động hiện nay. Mức độ cạnh tranh tăng lên đối với một số doanh nghiệp trong khi giảm đi đối với một số khác. Các doanh nghiệp sử dụng vật tư nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, dễ bị tác động bởi gián đoạn chuỗi cung ứng hơn.

Tình trạng thanh khoản đã cải thiện nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bị đọng nợ, nhất là các doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ khác (dịch vụ nhưng trừ bán lẻ, bán buôn). Các doanh nghiệp ngày càng bi quan về tình trạng bán hàng và tăng trưởng việc làm trong vòng 6 tháng tới – các doanh nghiệp bị sụt giảm doanh số nhiều lại càng bi quan hơn.

Ngân hàng Thế giới:  Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn có nguy cơ bị đọng nợ - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp tăng cường thích nghi với hoàn cảnh bằng cách ứng dụng công nghệ số - tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng hoặc tăng cường sử dụng công nghệ số đã tăng từ 50% lên 60% kể từ tháng 6. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang bắt kịp dần với doanh nghiệp lớn trong đầu tư vào các giải pháp công nghệ số.

Các doanh nghiệp đều áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho khách hàng và người lao động, và với chi phí không đáng kể.

Tỉ lệ các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ tăng mạnh (10%) kể từ tháng 6. Hình thức hỗ trợ chủ yếu mà các doanh nghiệp nhận được là giãn thời hạn nộp thuế và các khoản khác (17% số doanh nghiệp). Các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp ngành công nghiệp chế tạo dễ tiếp cận hơn, trong đó các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp có tỉ lệ tiếp cận cao hơn hẳn.

Ngân hàng Thế giới:  Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn có nguy cơ bị đọng nợ - Ảnh 2.

Hai cản trở chính trong tiếp cận hỗ trợ của nhà nước là mức độ nhận biết về chương trình hỗ trợ này còn thấp và các thủ tục rườm rà kèm theo; tuy nhiên trong giai đoạn kể từ sau tháng 6, mức độ nhận biết của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không nhận được hỗ trợ từ nhà nước trong các doanh nghiệp thuộc các ngành và quy mô khác nhau đều giống nhau. Cho đến nay chưa thấy có mối tương quan nào giữa hỗ trợ nhận được với kết quả kinh doanh, tuyển dụng hoặc sa thải lao động, hay có vấn đề về thanh khoản.

Nhã Mi

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên