Ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất, cổ phiếu ở quốc gia này tăng vọt 2%, mạnh nhất châu Á
Việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm đã tạo ra tác động tích cực với thị trường chứng khoán nước này.
- 20-02-2023Giáo sư Trung Quốc đứng trước nguy cơ mất cả sự nghiệp khi bị học sinh “tố cáo” cuồng phương Tây
- 20-02-2023Người Mỹ phát cuồng với 1 trang TMĐT Trung Quốc: Vượt mặt cả Amazon vì giá rẻ đáng kinh ngạc, 14 món đồ giá chưa tới 100 USD
- 19-02-2023So găng Bắc Kinh, Seoul và Tokyo: Người Trung Quốc nói gì về chính mình trước những "đối thủ" sừng sỏ
- 19-02-2023Các công ty Trung Quốc đang đe dọa vị thế "ông vua" đồ chơi của Lego ở quốc gia tỷ dân nhờ khai thác vào điểm chí mạng này
PBoC giữ nguyên lãi suất, chứng khoán châu Á xanh mượt
Theo đó, mức lãi vay cơ bản kỳ hạn 1 năm trong tháng 2 ở Trung Quốc sẽ là 3,65%, không thay đổi. Mức lãi suất vay cơ bản kỳ hạn 5 năm cũng được giữ nguyên ở mức 4,3%, giống như các chuyên gia kinh tế đã dự đoán. Chính điều này đã tác động tích cực tới thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Theo đó, CSI 300, rổ chỉ số theo dõi các doanh nghiệp lớn nhất được niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến, đã tăng 2,37%, dẫn đầu mức tăng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Shenzhen Component tăng 2%, trong khi Shanghai Composite tăng 1,95%. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tăng 1,09% và chỉ số Hang Seng Tech tăng 1,68%.
Đồng tệ ở nước ngoài cũng được giao dịch ở mức cao hơn 1 chút là 6.8736 tệ đổi 1 USD.
Trong phiên giao dịch ngày 20/2, sắc xanh cũng bao trùm thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương. Tại Hàn Quốc, Kospi đóng cửa ở mức 2.453,15 điểm, cao hơn một chút so với phiên trước đó. Nikkei 225 cũng tăng nhẹ lên 27.531,94 điểm còn Topix tăng 0,39%, đóng cửa ở 1.999,71 điểm. Các nhà đầu tư ở Nhật Bản đang tập trung dõi theo việc bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nước này, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 24/2.
Tại Australia, S&P/ASX 200 đóng cửa cao hơn một chút so với phiên trước đó. Các nhà đầu tư cũng đang ngóng chờ biên bản cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Australia, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 21/2 tới.
Nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ sớm trở lại mức trước dịch
Vanda Insights cho biết thị trường đang “tìm kiếm các dấu hiệu rõ ràng” về nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc đang trên đà quay trở lại mức trước đại dịch. Dữ liệu cho thấy nhu cầu với dầu của Trung Quốc có thể phục hồi hoàn toàn trong quý 2 năm nay.
“Chúng tôi nhận thấy tần suất di chuyển của người Trung Quốc đang tăng cao. Rõ ràng, sau 3 năm đóng cửa, người Trung Quốc đang rất có nhu cầu đi du lịch. Các chuyến du lịch nước ngoài và cả du lịch trong nước đều đang tăng mạnh”, Vandana Hari, nhà sáng lập Vanda Insights, cho biết.
Trong một đánh giá độc lập, Andy Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates, cũng cho biết nhu cầu của Trung Quốc phục hồi sẽ thúc đẩy sự phụ thuộc vào OPEC+. Giá dầu cũng như nhu cầu của các quốc gia sẽ phụ thuộc vào việc OPEC+ tăng sản lượng bao nhiêu. Thậm chí, có những lo ngại quanh việc OPEC+ có thể không tăng sản lượng kịp với nhu cầu.
Giá dầu đang có dấu hiệu nhích lên.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường