MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Việt Nam cần phương pháp tiếp cận tùy chỉnh để hiện đại hóa

25-11-2022 - 19:30 PM | Doanh nghiệp

Ngân hàng Việt Nam cần phương pháp tiếp cận tùy chỉnh để hiện đại hóa

Các ngân hàng ở Việt Nam có thể thúc đẩy chuyển đổi số thông qua hiện đại hóa phương pháp tiếp cận đám mây. Trong đó, công nghệ đa đám mây lai có tính mở sẽ là môi trường nền tảng có khả năng hỗ trợ những yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, giúp nhà băng phục vụ khách hàng tốt hơn.

Bà Phạm Thị Thu Diệp, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Công nghệ của IBM Việt Nam đã chia sẻ về vấn đề này.

Xin bà cho biết về bước tiến công nghệ của ngành ngân hàng để phục vụ người dân?

Ban đầu, chúng ta có máy ATM, giúp khách hàng có thể rút tiền từ ngân hàng 24/7. Tiếp theo đó, dịch vụ mobile banking (ngân hàng di động) ra đời khoảng hơn 10 năm về trước, cho phép khách hàng có thể rút tiền nhanh chóng hơn vào bất cứ thời điểm nào họ cần. Rất nhanh sau đó, chúng ta tiến đến một thế giới ưu tiên kỹ thuật số khi mà nhiều ngân hàng chúng ta biết và tin tưởng đang chuyển sang sử dụng các giải pháp đám mây để mang đến trải nghiệm khách hàng nhanh chóng, cá nhân hóa, được coi là trọng tâm của các chiến lược kỹ thuật số mới của họ.

Trong bối cảnh hiện nay, khách hàng sẽ định hướng tương lai của ngành ngân hàng. Bởi vậy, các tổ chức tài chính cần phải sở hữu các công nghệ và biện pháp kiểm soát phù hợp để có thể vừa hiện đại hóa, vừa cạnh tranh với các công ty gia nhập thị trường.

Ngân hàng Việt Nam cần phương pháp tiếp cận tùy chỉnh để hiện đại hóa - Ảnh 1.

Quá trình chuyển đổi số khiến các ngân hàng đi theo định hướng đổi mới sáng tạo. Có những cách thức nào cho ngân hàng trong thế giới hậu đại dịch?

Trong một cuộc khảo sát toàn cầu gần đây của Viện Nghiên cứu Giá trị Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM (IBV), 68% người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân của mình với các ngân hàng. Khoảng 91% người đã chia sẻ dữ liệu cho biết họ tin tưởng các ngân hàng bảo vệ thông tin cá nhân của mình ở mức độ vừa phải...

Như vậy, các ngân hàng ở vị thế đặc biệt và có thể đáp ứng khách hàng thông qua việc cung cấp hàng loạt dịch vụ, trải nghiệm và sản phẩm bên ngoài các dịch vụ cốt lõi. Ví dụ, ngân hàng có thể giúp cho người nông dân ra quyết định về việc kết hợp lý tưởng nhất giữa các loạt cây trồng qua các mùa vụ bằng cách hợp tác với những công ty có nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI)...

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ phương pháp tiếp cận dựa trên sản phẩm sang mô hình nền tảng định hướng bởi công nghệ, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến quy trình, ứng dụng, dữ liệu, ATTT, cơ sở hạ tầng CNTT và trải nghiệm của khách hàng... Bởi vậy, ngân hàng phải có sẵn chính sách về an ninh mạng và kế hoạch quản lý khủng hoảng mạng.

Ngoài ra, ngân hàng có thể áp dụng kiến trúc kinh doanh đa đám mây lai có tính mở đã được điều chỉnh phù hợp. Việc này sẽ giúp các ngân hàng áp dụng các công nghệ và triển khai các tính năng mới mà các hệ thống truyền thống cũ có thể gây cản trở do thiếu tính linh hoạt.

Giải pháp đám mây có thể giúp giải quyết các thách thức công nghệ cho các ngân hàng thế nào?

Trong thời đại của các nền tảng, cơ sở hạ tầng đám mây mang lại sự nhanh nhạy và khả năng mở rộng, cho phép một ngân hàng có thể điều chỉnh và phản ứng với những thay đổi của thị trường nhanh chóng. Bằng cách áp dụng nhiều nền tảng tương thích, các ngân hàng và công ty cung cấp dịch vụ tài chính có thể giải quyết các thách thức về an ninh mạng.

Kiến trúc đa đám mây lai có tính mở cung cấp khả năng truy cập vào các công cụ bảo mật sử dụng trí tuệ nhân tạo được thiết kế riêng cho ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng, cho phép các tổ chức bao quát được nền tảng và nền kinh tế mạng lưới. Tuy nhiên, một chiếc áo không thể vừa tất cả mọi người, bởi vậy, ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính cần phải tùy chỉnh chiến lược CNTT của mình theo kế hoạch kinh doanh.

Một điều hệ trọng là công nghệ đa đám mây lai có tính mở là môi trường nền tảng đối với các quy trình và hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), quy trình làm việc thông minh và sự tham gia vào hệ sinh thái mở rộng - những nhân tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nền tảng. Kiến trúc này đem đến kết quả giảm thiểu chi phí, từ đó các ngân hàng có thể mở rộng quy mô theo nhu cầu dữ liệu trong thời gian thực, tiết kiệm chi phí cho năng lực số chưa sử dụng đến...

Đâu là thách thức đối với ngân hàng trong quá trình hiện đại hóa, thưa bà?

Đảm bảo bảo mật và tuân thủ là những trở ngại đối với quá trình hiện đại hóa. Khi quá trình hiện đại hóa được hoàn thành bằng đám mây lai, bảo mật đám mây và lựa chọn cơ sở hạ tầng phù hợp nhất, chúng ta sẽ thu về được đầy đủ những lợi ích lâu dài và giá trị từ các khoản đầu tư cho CNTT. Hiện đại hóa cần phải bao gồm tất cả các khía cạnh của một ứng dụng - kiến trúc, phát triển, bảo mật, tuân thủ quy định và khả năng phục hồi của ứng dụng bằng một chiến lược đám mây lai tổng thể chạy trên toàn bộ môi trường.

Báo cáo Chỉ số chuyển đổi của IBM: State of Cloud chỉ ra rằng có 60% số người được hỏi đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cho biết họ có chiến lược rõ ràng, với lộ trình và các ưu tiên trong việc áp dụng đám mây.

Khi các nhà quản lý thúc giục các tổ chức tài chính sử dụng nhiều giải pháp đám mây để giảm thiểu rủi ro tập trung sẽ giải phóng thời gian và nguồn lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà họ cần có để xây dựng mô hình kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Công nghệ máy tính lớn (mainframe) tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của thế giới ở hiện tại và trong tương lai. Với các công nghệ đám mây lai, các tổ chức tài chính có thể tận dụng những đổi mới của máy tính lớn (mainframe) và tích hợp chúng, đảm bảo an toàn cho các dữ liệu trên đám mây công cộng. 

Tôi cho rằng, tổ chức nào đi đầu trong việc tận dụng đầy đủ những công cụ này sẽ xây dựng được một nền tảng cho đổi mới giúp mang lại lợi thế cạnh tranh có tính quyết định.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên