MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Việt Nam thời đại 4.0: “Ăn theo” hay đón đầu dòng chảy tương lai?

29-04-2019 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

QR Code từng là một phần không thể thiếu trong đời sống người dân Trung Quốc đang có nguy cơ bị soán ngôi. Còn tại Việt Nam, liệu các ngân hàng sẽ chỉ ăn theo hay kịp thời đón đầu dòng chảy công nghệ với bước tiến nhảy vọt?

Năm 2018, có 60,53 tỷ giao dịch thanh toán qua điện thoại di động tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Tổng giá trị giao dịch đến 277,39 triệu tỷ nhân dân tệ. Tăng trưởng về giao dịch bằng điện thoại di động trong năm 2018 của Trung Quốc đến 61%, nhanh hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, và là con số mơ ước của những công ty Fintech ở bất cứ đâu. Trong một khảo sát của Hiệp hội Thanh toán và Khấu trừ Trung Quốc, 80% những người sử dụng thanh toán qua điện thoại di động sử dụng dịch vụ này hàng ngày.

Đặc biệt, tờ China Daily cho biết 96% người sử dụng thanh toán qua điện thoại vì tính tiện lợi, và 80% yêu thích sử dụng thanh toán bằng điện thoại di động đến mức họ không xài tiền mặt hay thẻ ngân hàng nữa. Nhiều người dân Trung Quốc từng tin rằng thanh toán bằng điện thoại và công nghệ mới sẽ thay thế hẳn tiền mặt ở quốc gia này.

QR Code ở Trung Quốc phổ biến đến mức mạng xã hội Trung Quốc từng đăng tải về những người ăn xin cũng có QR Code riêng để người hảo tâm có thể chuyển tiền cho người hành khất trong chớp mắt. Tại những khu chợ bán lẻ, chợ hàng tươi sống hay chỉ là một người bán mì khuya, mã QR Code là cách chi trả phổ biến mà mọi người ai cũng phải có.

Ngân hàng Việt Nam thời đại 4.0: “Ăn theo” hay đón đầu dòng chảy tương lai? - Ảnh 1.

Ngành ngân hàng liên tục có những cải tiến mới có lợi cho người dùng nhờ ứng dụng fintech.. Ảnh: Internet.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu chưa từng có trong công nghệ thanh toán di động, Trung Quốc vẫn chưa chịu dừng lại. Trong thực tế, quốc gia này đang hướng đến việc giúp người dân có thể chi trả… bằng chính họ - thông qua công nghệ nhận diện gương mặt. Thật vậy, công nghệ nhận diện gương mặt đã bắt đầu được ứng dụng trên WeChat Pay và Alipay - hai gã khổng lồ trong công nghệ thanh toán ở quốc gia đông dân nhất thế giới này. Tại những thành phố lớn, người Trung Quốc đã bắt đầu có thể chi trả khi mua sắm hàng thời trang, dịch vụ bằng cách quét qua gương mặt chính mình trên thiết bị thanh toán.

Cũng trong năm 2018, nhiều công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã có nhiều khoản đầu tư khổng lồ vào các công ty Startup về trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên về mảng nhận diện hình ảnh và gương mặt dùng cho hoạt động thanh toán. Như Alibaba chốt một hợp đồng trị giá 227 triệu đô la Mỹ với SenseTime, hay công ty phát triển công nghệ Face++ cũng đã gọi được 460 triệu đô la Mỹ vốn series C từ Ant Financial và Foxconn Technology Group.

Việt Nam: Nỗ lực bắt nhịp cùng tương lai

Tại việt Nam, theo thống kê của ngân hàng Nhà nước, số lượt thanh toán qua thiết bị di động đến hết quý 3-2018 tăng 30% so với cùng kỳ 2017, còn số lượt giao dịch thanh toán qua Internet tăng 33%, qua ví điện tử tăng 21%. Những con số tăng vọt này cho thấy người dùng Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm công nghệ hoàn toàn mới khi giao dịch ngân hàng.

Chính vì vậy, hiện nay 94% ngân hàng Việt Nam đang trong bước đầu triển khai hoặc xây dựng chiến lược chuyển đổi số để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các dịch vụ ngân hàng số cơ bản như internet banking hay mobile banking. Thị trường ngân hàng số vẫn còn là mảng trống cần nhiều phát triển trong công nghệ và những khởi phát sáng tạo với tinh thần khởi nghiệp. Như các tờ báo quốc tế nhận định, các ngân hàng đang dần chuyển mình thành công ty công nghệ để phát triển hệ sinh thái số với năng lực công nghệ vượt trội cho phương thức thanh toán của tương lai.

Trong những ngân hàng bán lẻ đang có ưu thế theo đuổi công nghệ, Ngân hàng An Bình (ABBANK) là gương mặt cam kết theo đuổi công nghệ mới nhằm phục vụ tối ưu khách hàng. Trong nhiều công nghệ mà ABBANK đang khảo sát và theo đuổi, công nghệ nhận diện (Facial Pay) và Big Data là hai mảng mà ngân hàng này nhắm đến để xây dựng hệ sinh thái công nghệ và vượt lên trong cuộc đua ngân hàng số.

Công nghệ ComputerVision cùng với trí tuệ nhân tạo AI sẽ xây dựng những trải nghiệm nhận dạng ấn tượng khi khách hàng thực hiện thanh toán, tiện dụng và nhanh chóng với tính cá nhân hóa cao. Những tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ mới hiện nay mà ABBANK hướng tới đều nhằm giúp khách hàng giảm thời gian thực hiện thao tác giao dịch, thu hút khách hàng sử dụng những giao dịch đơn giản, bảo mật và thú vị khi tương tác.

Không chỉ tìm kiếm công nghệ dẫn đầu, ABBANK hiện nay còn có lợi thế vô cùng lớn khi đang sở hữu cả một "tuyến siêu tốc" thẳng tới hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ (trong đó có Fintech) của Việt Nam và thế giới. Những ưu thế này khiến ABBANK tự tin trong cuộc đua sáng tạo để dẫn đầu công nghệ trong khối ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Ở đó, giấc mơ về một thị trường giao dịch di động cực kỳ bảo mật, nhanh chóng, cá nhân hóa như chỉ cần "mỉm cười để thanh toán" tại những cửa hàng thời trang ở Trung Quốc đã trở nên rất gần với người Việt Nam.

Chia sẻ về chiến lược ngân hàng số trong thời gian sắp tới, Ông Đào Mạnh Kháng – Chủ tịch HĐQT ABBANK cho biết: "ABBANK đang khảo sát rất nhiều công nghệ có thể được ứng dụng, chẳng hạn như nền tảng hợp kênh (omni-channel), trí tuệ nhân tạo, máy học (AI và machine learning) và cơ sở dữ liệu lớn (big data) để hiểu khách hàng hơn, cá nhân hóa những nhu cầu của họ. Bên cạnh đó ABBANK cũng sẽ số hoá các sản phẩm và quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng để tạo sự thuận tiện nhất có thể và cũng là cách nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị rủi ro của ngân hàng."

Theo ông Kháng, ABBANK sẽ là người tiên phong tạo ra cầu nối công nghệ giữa các nhóm khách hàng của ABBANK, từ những nhà thầu điện đến những người sử dụng điện đang thanh toán tiền điện hàng tháng qua ngân hàng; từ những khách hàng cá nhân đến chính những người đó với tư cách là chủ doanh nghiệp nhỏ, trên mọi phương diện của đời sống thanh toán đầy sôi động như hiện nay tại Việt Nam.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên