Ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đang đối mặt nhiều khó khăn
Giá thành sản xuất của con gà trắng trong điều kiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh dao động từ 22.000 - 23000 đồng/kg, nhưng nhiều lúc giá bán ra giảm xuống chỉ còn 13.000 - 14.000 đồng/kg.
- 06-01-2021Chi hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi
- 02-11-2020Giá lợn tăng, dịch tả lợn tái phát, người chăn nuôi thấp thỏm lo âu
Chỉ trong vòng 10 ngày, từ ngày 1/1 đến ngày 11/1/2021, giá heo hơi 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tăng trung bình 10.000 đồng/kg. Miền Bắc đang có giá heo hơi cao nhất là 82.000 đồng/kg.
Giá heo tăng, giá gia cầm ảm đạm
Ngày 11/1, tại Hà Nội và Hưng Yên tăng 3.000 đồng/kg và đạt mức 82.000 đồng/kg, cao nhất nước và cao nhất trong nhiều tháng gần đây. Tại Ninh Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai và Tuyên Quang dao động từ 80.000 - 81.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại miền Trung và Tây Nguyên tăng 2.000 đồng/kg và dao động từ 76.000 - 80.000 đồng/kg. Cụ thể tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận và Lâm Đồng dao động từ 77.000 - 78.000 đồng/kg.
Tại Miền Nam, hôm 11/1 tăng mạnh và phổ biến từ 74.000 - 80.000 đồng/kg, so với phiên trước nhiều nơi điều chỉnh tăng 3.000 đồng/kg. Tỉnh Bình Phước tăng mạnh nhất 3.000 đồng/kg, lên 78.000 đồng/kg. Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg cao nhất vùng.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi của cả nước và thuộc top đầu về tổng đàn gia súc, gia cầm cho biết, bao giờ cũng vậy thời gian trước Tết giá heo hơi trên thị trường lại tăng. Giá heo hơi tăng do nhu cầu của các nhà máy chế biến thực phẩm có sử dụng thịt heo làm nguyên liệu tăng mua để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán. Sau khi nhu cầu trên thị trường bão hòa thì giá heo hơi sẽ trở lại bình thường.
Trong khi giá heo hơi trên thị trường cứ tăng liên tục thì giá các sản phẩm gia cầm lại rất ảm đạm.
"Đối với ngành chăn nuôi, doanh nghiệp nào có tiềm lực kinh tế mạnh, áp dụng công nghệ tiến tiến và quy trình chăn nuôi an toàn sinh học sẽ không lo lắng về đầu ra sản phẩm. Còn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ yếu về vốn lẫn công nghệ, nhất là trong điều kiện dịch bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến thu nhập của bà con.
Đó là các vấn đề nổi cộm nhất đối với ngành chăn nuôi heo hiện nay, còn đối với chăn nuôi gia cầm tình hình đã xấu đi trên một năm nay và dự đoán tình hình vẫn tiếp tục xấu trong thời gian tới", ông Đoán nhận định.
Nếu nhập khẩu thịt heo, thịt bò đáp ứng phần nào thiếu hụt nhu cầu trong nước, góp phần ổn định thị trường thì nhập khẩu thịt gà đã và đang tạo áp lực lên ngành này. Trong năm 2020, giá gà có lúc giảm còn 13.000 - 14.000 đồng/kg, thấp so với giá thành nên người nuôi bị lỗ nặng vì người nuôi gà trong nước đang cạnh tranh không lành mạnh với các nước nhập khẩu.
Doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh thị trường
Mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu thịt trị giá khoảng 18 tỷ USD/năm, khiến Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu thịt lớn như: Mỹ, EU, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, việc thịt nhập khẩu từ nước ngoài sẽ ngày càng nhiều hơn đó là thực tế mà ngành chăn nuôi phải đối mặt, trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại yếu thế so với các doanh nghiệp FDI và thịt nhập khẩu nên khó lòng cạnh tranh.
Cả năm 2020, ngành nuôi gà, vịt trong nước chịu thua lỗ nặng nề, riêng con gà trắng theo nhận định của giới chăn nuôi là sẽ không bao giờ bán được giá cao như trước đây nữa. Giá thành sản xuất của con gà trắng trong điều kiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh dao động từ 22.000 - 23000 đồng/kg, nhưng nhiều lúc giảm xưống còn 13.000 - 14.000 đồng/kg và tính trung bình hàng tháng không tháng nào vượt quá giá thành sản xuất.
"Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam xuất khẩu đi các nước 1 triệu con gà/tuần, và trong tổng đàn gia cầm của họ chỉ có khoảng 20% đến 30% đủ chuẩn xuất khẩu, phần không đạt chuẩn sẽ được tung ra thị trường trong nước. Như vậy, công ty C.P sẽ tung ra thị trường từ 700.000 - 800.000 con gà/tuần, đó là chưa kể trong 1 triệu con gà này C.P chỉ xuất khẩu phần thịt ức và thịt đùi, các phần như đầu, cổ, cánh, lòng mề... tiêu thụ trong nước với giá rất rẻ.
Theo định hướng phát triển của công ty CP thì tổng đàn gà của công ty sẽ chiếm khoảng 20% thị phần trong nước, chỉ với công ty C.P thôi đã thấy tương lai đầu ra sản phẩm gia cầm nội địa sẽ gặp rất nhiều khó khăn", ông Đoán cho biết.
Từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới đã có nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành chăn nuôi trong nước, đến từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan ... Những doanh nghiệp này có tiềm lực kinh tế mạnh được đầu tư rất bài bản, tiên tiến và hiện đại, nên có năng suất cao, giá thành cạnh tranh.
Trong khi đó, các doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi trong nước yếu về vốn, thiếu về công nghệ, nên sản phẩm có giá thành cao, khó cạnh tranh và dẫn đến thua thiệt.
Bizlive