MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành chiến lược Nga phải gọi tên Trung Quốc - Vì sao?

01-01-2024 - 16:05 PM | Tài chính quốc tế

Theo vị chuyên gia Sergey Marzhetsky "khi cánh cửa này đóng lại, loạt cánh cửa khác sẽ mở ra".

Khi cánh cửa này đóng lại

Gần như ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, không chỉ dầu khí mà cả ngành luyện kim của Nga đã trở thành mục tiêu trừng phạt của Phương Tây.

Mục đích đã được công khai của việc trừng phạt này là tước bỏ khả năng tài chính của Điện Kremlin để tiếp tục chiến dịch quân sự.

Nga là nước xuất khẩu lớn không chỉ dầu khí, gỗ, phân bón và thực phẩm mà còn cả các sản phẩm luyện kim. Ví dụ như nhôm, thị phần thế giới của Nga đạt 20%.

Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự, tỷ trọng thép Nga nhập khẩu vào EU (Liên minh Châu Âu) dao động từ 10% đến 15%, lên tới 3,2 triệu tấn vào năm 2020.

Ngành chiến lược Nga phải gọi tên Trung Quốc - Vì sao? - Ảnh 1.

Các công ty Nga lớn nhất tại thị trường EU là Severstal và NMLK (Novolipetsk Iron và Steel Works).

NMLK đặc biệt đáng chú ý là nó có các công ty con ở Bỉ (NLMK La Louvière và NLMK Clabecq), Đan Mạch (NLMK DanSteel), Ý (NLMK Verona) và Pháp (NLMK Strasbourg) - và công ty mẹ được đăng ký tại Cộng hòa Síp (Cyprus). Đây là một công ty quan trọng!

Tuy nhiên tất cả các doanh nghiệp luyện kim quan trọng của Nga như Severstal, NLMK, Evraz và Magnitogorsk Iron and Steel Works (MMK) cũng như chủ sở hữu của chúng hiện đều nằm dưới các lệnh trừng phạt của Phương Tây.

EU đã áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thép cán nóng và cán nguội, gang và thép không hợp kim, thép thanh, dây, phụ kiện và các sản phẩm ống từ Nga - ước tính gây thiệt hại khoảng 3,3 tỷ euro doanh thu xuất khẩu.

Tuy nhiên có một "kẽ hở" trong các lệnh trừng phạt và mới trở thành bê bối lớn khi người ta phát hiện EU sẽ tiếp tục nhập khẩu một sản phẩm thép duy nhất từ Nga là thép tấm trong ít nhất 4 năm nữa.

Và theo một quan chức EU, Nga sẽ tiếp tục cung cấp 3 triệu tấn phôi thép, thu về ít nhất 2 tỷ Euro mỗi năm.

Sau khi vụ việc được phát giác, gần như chắc chắn EU sẽ trám "kẽ hở" này. Câu hỏi là tại sao EU không thể thoát khỏi hoàn toàn sự phụ thuộc vào mặt hàng này sau gần 2 năm và bản thân Nga sẽ phải làm gì khi "cánh cửa cuối cùng" đóng lại?

Ngành chiến lược Nga phải gọi tên Trung Quốc - Vì sao? - Ảnh 2.

Loạt cánh cửa khác mở ra

Nếu xem xét kỹ những gì đang xảy ra, chúng ta có thể thấy rõ rằng các công ty dẫn đầu ngành luyện kim Nga đang sinh tồn theo cách riêng của họ.

Đầu tiên là Severstal, sau khi bị buộc phải rời khỏi thị trường EU, họ quyết định định hướng xuất khẩu sang Châu Á - chủ yếu sang Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... - cũng như Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.

Công ty cũng đã đưa ra bình luận công khai về quyết định này như sau:

"Sau khi ngừng cung cấp sang EU do các hạn chế, chúng tôi đã thông báo rằng chúng tôi dự định chuyển hướng khối lượng này sang các thị trường thay thế, bao gồm Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.

Chúng tôi hiện đang giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc chuyển hướng các sản phẩm thép trước đây đã được bán sang châu Âu".

Ngành chiến lược Nga phải gọi tên Trung Quốc - Vì sao? - Ảnh 3.

Thứ hai là NLMK, họ đã tận dụng việc họ có các công ty con ở một số nước Châu Âu như đã đề cập ở trên để gửi bán thành phẩm từ Nga đến EU trước khi xử lý tại các nhà máy cán.

Thứ ba là trong trung hạn, các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đòi hỏi lượng kim loại khổng lồ trong chính Nga có thể hỗ trợ các nhà luyện kim trong nước dựa trên thực tế là nhiều đô thị ở các khu vực "mới" sẽ phải xây dựng lại từ đầu.

Tới đây cần đặc biệt lưu ý về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về việc xây dựng đường sắt cao tốc (HSR) với chi phí ước tính khoảng 11 nghìn tỷ rúp (khoảng 3 triệu tỷ đồng).

Việc hiện đại hóa hai tuyến đường sắt Baikal - Amur (BAM) và Xuyên Sibir (Transsibir) cũng đang được mở rộng.

Nga cũng vẫn chưa từ bỏ ý tưởng triển khai Đường ống Sức mạnh của Siberia (Sila Sibiri) từ các mỏ khí đốt Tây Siberia đến Trung Quốc.

Ngành chiến lược Nga phải gọi tên Trung Quốc - Vì sao? - Ảnh 4.

Theo Hoài Giang

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên