Ngành du lịch dự tính thu về 30 tỷ đô vào năm 2020, các nhà đầu tư và vận hành khách sạn đang tìm cơ hội gì ở Việt Nam?
Theo JLL, các chủ khách sạn bị thu hút bởi sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và những đầu tư về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam thời gian qua nhưng hơn hết là sự phát triển nhanh chóng về mảng du lịch.
- 26-06-2017Bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven Hà Nội: “Mỏ vàng” còn bỏ ngỏ
- 26-06-2017Đại gia “xí phần” rồi “bỏ hoang” dự án ở thiên đường nghỉ dưỡng miền Trung
- 26-06-2017Hà Nội xuất hiện khu nghỉ dưỡng đẳng cấp dành riêng cho giới thượng lưu
- 24-06-2017Trong 2 năm tới thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ ra sao?
Theo đó, với mức kỷ lục đạt 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2016 và mục tiêu nhắm đến 20 triệu lượt khách vào năm 2020, Việt Nam được trông đợi sẽ đạt được doanh thu vào 30 tỷ USD riêng cho ngành du lich vào cuối thập kỷ này. Lượng khách du lịch Trung Quốc tăng mạnh hơn 50% vào năm 2016, và lượng khách du lịch Nga cũng hồi phục tính vào thời điểm tháng 4 năm 2017 đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng khách du lịch quốc tế đi cùng với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng đáng chú ý vì Việt Nam đã dành phần lớn GDP cho việc phát triển cơ sở hạ tầng hơn bất kỳ các quốc gia khách tại Đông Nam Á. Việc đầu tư bao gồm 2.000km đường cao tốc mới, hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và TP.HCM, và cùng nhiều dự án mở rộng và xây dựng sân bay mới khác. Điều này được ghi nhận gbởi các khoản đầu tư từ các hãng hàng không của nhà nước và tư nhân trong việc mở rộng và cải thiện đội bay của họ.
Theo JLL, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư và các nhà khai thác vận hành khách sạn sẵn sàng cam kết với thị trường có tốc độ tăng trưởng cao này.
Ông Adam Bury, Phó chủ tịch cấp cao của Bộ phận Đầu tư, Tập đoàn tư vấn Khách sạn của JLL khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho rằng với những cam kết lớn của các tổ chức và cá nhân liên quan đến nhà nước hoặc tư nhân vào cơ sở hạ tầng và liên kết giao thông, các nhà đầu tư khách sạn đều rất muốn đầu tư vốn vào thị trường Việt Nam. Năm 2016 thị trường đã chứng kiến mức kỷ lục của các giao dịch về khách sạn, với tổng giá trị giao dịch hoàn thành trong năm chiếm 83% so với các giao dịch cùng năm tại Thái Lan, một thị trường được xem là rộng lớn hơn và có nhiều biến chuyển hơn.
Đi sâu vào chi tiết, Ông Bury chia sẻ thêm Việt Nam đang cố gắng thay đổi hình ảnh của một đất nước được khách du lich cho là chỉ nên đển một lần bằng những thu hút về ẩm thực, những sân gôn mới được xây dựng và các câu lạc bộ tạo thêm nhiều điểm thu hút khách du lịch trở lại viếng thăm. Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải đã mở ra nhiều điểm du lịch mới tại các khu ven biển ngoài những điểm đến quen thuộc như Đà Nẵng - Hội An và Nha Trang - Cam Ranh sẽ là mục tiêu nhắm đến của các nhà đầu tư.
Việc đổi mới thương hiệu của Khu nghỉ dưỡng The Nam Hai tại Hội An, hiện nay dưới sự quản lý của thương hiệu Four Seasons, và một Four Seasons thứ hai sẽ là thương hiệu quản lý của một dự án khác đang trong giai đoạn xây dựng tại Hà Nội, cho thấy rõ nhiều thương hiệu khai thác và vận hành khách sạn lớn cũng mong muốn chiếm một phần tại thị trường đang phát triển mạnh mẽ này.
Ông Frank Sorgiovanni, Giám đốc nghiên cứu thị trường, Tập đoàn tư vấn Khách sạn của JLL khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cho biết thêm: " Trong 24 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến một lượng lớn khách sạn với thương hiệu quốc tế được mở tại Việt Nam và mong chờ sự đa dạng hóa các công ty quản lý khách sạn và thương hiệu trong thị trường "
Theo quan sát ở một vài nước khác tại khu vực Đông Nam Á, các chuyên gia nghiên cứu thị trường đang mong đợi một sự phát triển vượt tầm các thương hiệu khách sạn quốc tế. Các thương hiệu khách sạn trong nước dường như đang dẫn đầu tiên phong, đặc biệt là phân khúc dành cho khách du lịch trong nước. Hiện nay đang có các thương hiệu khách sạn trong nước đang được xây dựng và phát triển tại TP.HCM và Hà Nội nhắm vào phân khúc khách có ngân sách vừa và thấp, các chuỗi này được cho rằng sẽ phát triển trên toàn quốc với tốc độ nhanh.
Cũng theo các chuyên gia của JLL, Việt Nam không nên chỉ được xem như một điểm đến du lịch mà còn vì sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước, dẫn đầu bởi chế tạo và sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, sự kết nối giữa các quốc gia gia tăng phối hợp với nguồn cung các sản phẩm khách sạn mới đã biến Việt Nam thành điểm du lịch hấp dẫn hơn như là một điểm đến chỉ dành cho du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,…
Ông Adam Bury nói thêm: "Ngành công nghiệp khách sạn tại việt nam đã và đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, chúng tôi đã cẩn trọng quan sát nhu cầu cư trú của các khách sạn tại TP.HCM và Hà Nội vì nhiều doanh nghiệp đa quốc gia và nhà máy chế xuất lớn đã vào Việt Nam và luân chuyển lượng lớn chuyên gia của họ tạm trú ngắn và dài hạn từ các thị trường châu Á khác".