Ngành học lấy gần 9,5 điểm/môn nhưng thu nhập có thể đạt đến đến mức hơn 170 triệu đồng/tháng
Đây là ngành học có điểm đầu vào tương đối cao. Tuy nhiên khi theo học ngành này bạn sẽ không vướng phải vấn đề việc làm. Bởi từ nay đến 2025, Việt Nam cần khoảng 1 triệu nhân lực có trình độ chuyên môn tham gia vào ngành nghề này.
- 27-10-20227 quy luật người giàu dạy bản thân để trở nên giàu có: Muốn x2 tài sản phải thoát được tâm lý đám đông, khi bong bóng vỡ bán đi không phải là cách làm hay
- 26-10-2022Cách đầu tư để tăng lãi theo cấp số nhân từ Warren Buffett: Không phải cứ có IQ cao là chắc thắng, muốn đi đường dài phải đầu tư vào lĩnh vực này đầu tiên
- 25-10-2022Người thiết kế váy cưới nửa tỷ đồng của HH Đỗ Mỹ Linh trên lễ đường: Bỏ học giữa chừng để theo đuổi đam mê, 18 tuổi trở thành ông chủ, được hoàng gia và siêu sao thế giới săn đón
- 25-10-2022Từ đại hiệp một thời, ôm giấc mộng tỷ phú bất động sản, 'Lệnh Hồ Xung' Lý Á Bằng chìm trong nợ nần, 7 năm sống không thu nhập
- 23-10-2022Chuyên gia nuôi dạy con tiết lộ một kỹ năng mềm quan trọng hơn IQ để giúp trẻ thành công bứt phá
Ngành có thu nhập "khủng" nhưng vẫn khát nhân lực
Lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã có mặt tại Việt Nam khoảng 30 năm trở lại đây. Song đến hiện tại, đây được đánh giá là ngành nghề hot, có nhu cầu tuyển dụng cao.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị , ở Việt Nam những năm gần đây tốc độ phát triển của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tăng trưởng khoảng 14-16% với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.
Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, trong số hơn 4.000 doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam với tới 95% là doanh nghiệp trong nước, nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của thị trường. Vì vậy nguồn nhân lực cao phục vụ Logistics tại Việt Nam đang trở nên "khan hiếm".
Theo báo cáo Logistics 2021 của Bộ Công thương, từ nay tới 2025, Việt Nam cần khoảng 1 triệu nhân lực chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đào tạo bài bản, chuyên sâu đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Với con số trên có thể thấy rằng hiện nhu cầu tuyển dụng nhân dự Logistics đang ở mức báo động.
Theo đó, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Trong xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán nguồn lực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, mức lương khởi điểm của nhân viên Logistics tại Việt Nam vào khoảng 350 - 500 USD/tháng; mức lương trung bình của vị trí quản lý Logistics là 3.000 - 4.000 USD/tháng và Giám đốc chuỗi cung ứng là 5.000 - 7.000 USD/tháng (124-173 triệu đồng).
Ngành có mức điểm đầu vào lên đến hơn 28 điểm
Khát nhân lực có trình độ cao, cùng mức lượng không giới hạn, đây là ngành có điểm đầu vào tương đối cao. Trong nhiều năm liên tiếp điểm chuẩn của ngành này luôn nằm ở top đầu ở các trường đại học.
Năm 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lấy 28,2 điểm xét tuyển ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Với số điểm này, mỗi thí sinh cần ít nhất 9,4 điểm/môn mới có thể theo học.
Một số trường đại học khác cũng xét tuyển ngành học này với mức điểm tương đối cao trong năm 2022, như ĐH Kinh tế TP HCM (27,7 điểm), ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (26,7 điển), ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội (26,25 điểm)...
Sinh viên theo học ngành này sau khi ra trường có thể đảm nhận một số công việc cụ thể như:
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu : Là người bán dịch vụ và sản phẩm, luôn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng. Đây thường là vị trí đầu tiên cho những người mưới bước vào ngành Logistics.
- Nhân viên hiện trường : Đây là người thường xuyên đến các kho bãi, cảng hàng không để làm thủ tục thông quan và nhận hàng từ công ty vận tải. Vị trí này khá vất vả, thường phù hợp với nam giới.
- Nhân viên giao nhận vận tải : Là người chịu trách nhiệm đơn hàng, thực hiện các công việc theo kế hoạch mà cấp trên đề ra, đảm bảo hàng hoá được an toàn, đến nơi khách hàng cần nhận.
- Nhân viên thanh toán quốc tế : Giúp khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế. Ở vị trí này, bạn cần có nghiệp vụ xuất nhập khẩu quốc tế và có trình độ ngoại ngữ tốt.
Ngoài ra, có các vị trí khác như: Điều phối viên, nhân viên kế hoạch thu mua, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, chuyên viên quảng cáo…
Phụ nữ Việt Nam