Ngành học rất mới ở Việt Nam, thu nhập đến 22.000 USD/năm, luôn khát nhân lực chất lượng
IoT (Internet of Things) là một ngành học mới mẻ những được nhận định là ngành có nhu cầu nhân lực lớn và mang lại thu nhập cao.
- 06-10-2022Nhiều người trẻ Việt chê ngành học này vì lương thấp, nhưng ở Nhật tuyển dụng lương cao rất nhiều
- 05-10-2022Nam sinh TP. HCM học 2 chuyên ngành trái ngược, được thực tập tại công ty top đầu thế giới
- 04-10-2022Ngành học rất mới ở Việt Nam, thu nhập đến 22.000 USD/năm, luôn khát nhân lực chất lượng
- 29-09-2022Ngành học có điểm chuẩn 29,5, công việc có địa vị cao, mức lương ngất ngưởng 80 triệu đồng
- 27-09-2022Ngành học đang rất khát nhân lực có trình độ cao, thu nhập có thể tới hơn 100 triệu/tháng
- 26-09-2022Top 3 ngành học đang khát nhân lực
Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng sự ra đời và phát triển vượt bậc của mạng lưới công nghệ, trí tuệ nhân tạo và các nền tảng mạng xã hội tiên tiến, nhu cầu về nhân lực trong mảng công nghệ cao ngày càng lớn. Internet of Thing (IoT) là một trong những ngành công nghệ mới nhất trong những năm gần đây, đã được đầu tư đào tạo tại các nước công nghệ hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều trường đại học đi tiên phong trong đào tạo ngành học này.
IoT - Internet of Things là gì?
Một số xu hướng tương lai của hệ thống nhúng thông minh và ToT: nhà máy thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh, nhà thông minh, hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh, công nghiệp thông minh.
IoT (Internet of Things) là mạng định hướng khổng lồ kết nối tất cả các thiết bị điện tử với nhau qua mạng Internet, cho phép con người giao tiếp, truy cập, điều khiển, thu thập thông tin từ các thiết bị đó chỉ bằng một thiết bị thông minh. Vậy nên, đây là một cách khác biệt để tạo ra giao tiếp giữa các thiết bị, các máy tính và thiết bị công nghiệp, cho phép chúng ta thu thập dữ liệu từ những thiết bị xung quanh và tương tác với chúng theo một cách chưa từng có trước đây.
Mạng lưới kết nối khổng lồ, vô tận IoT đem đến nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp trong việc làm tăng hiệu suất, hiệu quả sử dụng. Viễn cảnh tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh nay đã dần hiện trên thực tế, với sự phát triển của nhà thông minh - smart home, TV thông minh, tủ lạnh thông minh….
Như vậy, IoT có thể hiểu đơn giản là ngành học nghiên cứu việc tạo ra các cỗ máy, cỗ máy thông minh kết nối internet để phục vụ cho các lĩnh vực đời sống con người. Khác với các ngành lập trình thông thường, ngành này sẽ làm việc về cả phần cứng và phần mềm.
IoT cũng là một ngành trong phạm trù khoa học máy tính. Vậy nên sinh viên theo đuổi ngành này sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành bao gồm:
Lập trình căn bản
Mạng máy tính căn bản
Lập trình cấp cao Python
Dịch vụ đám mây
Lập trình ứng dụng Android kết nối thiết bị IoT
Khoa học dữ liệu
Ứng dụng máy học phân tích dữ liệu Io
Lập trình C
Thiết kế và phân tích hệ thống số
Hệ thống vi điều khiển
Kỹ thuật vi xử lý
Hệ thống nhúng
Thiết kế vi mạch bán dẫn thiết kế FPGA, SoC, HW/SW
Kiến thức về IoT rất rộng và công nghệ luôn được cải tiến. Ngoài chương trình học, sinh viên nên tự học các khóa đào tạo và thi chứng chỉ toàn cầu của các tập đoàn dẫn đầu về công nghệ, chẳng hạn Microsoft, Google, Amazon Web Service.Tùy định hướng đào tạo và đặc thù của từng trường mà các sinh viên sẽ được tham gia học tập, thực hành nghiên cứu khác nhau.
Cơ hội làm việc rộng mở
IoT không còn là công việc của tương lai mà chính là công việc của hiện tại. Với sự phát triển mạnh mẽ, thị trường nhân lực của ngành sẽ còn bùng nổ hơn trong những năm tới. Các thống kê cho thấy số lượng thiết bị IoT trên toàn thế giới đang tăng vọt. Ước tính sẽ có hơn 75 tỷ thiết bị IoT được lắp đặt vào năm 2025, gấp 5 lần so với năm 2015.
Các ứng dụng công nghiệp của công nghệ IoT rất đa dạng, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, bán lẻ và dịch vụ y tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngành dịch vụ công cộng, ví dụ như đồng hồ đo thông minh, là phân khúc được lắp đặt và sử dụng cao nhất, chiếm 1/4 tổng số thiết bị đầu cuối. Tự động hóa sử dụng trong các tòa nhà được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2020, tiếp theo là các phân khúc ô tô và chăm sóc sức khỏe. Chi phí cho IoT được dự báo sẽ tăng từ 726 tỷ USD vào năm 2019 lên 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2023.
Một số vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận:
– Làm việc tại các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam hoặc trực tiếp làm việc tại Nhật bản liên quan đến hệ thống nhúng thông minh và IoT
– Làm lập trình viên IoT, chuyên viên tư vấn và thiết kế hệ thống IoT, chuyên viên phân tích và hệ thống IoT, lập trình phần cứng, chuyên viên phát triển sản phẩm… tại các doanh nghiệp liên quan đến điện tử – viễn thông, phần mềm, điều khiển tự động
– Chuyên viên tư vấn và phân tích IoT, chuyên viên triển khai dự án IoT, quản lý dự án phát triển IoT,…tại các cơ quan quản lý của Nhà nước
– Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT, lập trình hệ thống nhúng, điều khiển tự động, triển khai giải pháp IoT,…
– Sau khi có đủ kinh nghiệm và kiến thức, có thể làm chủ nhiệm dự án, CIO, CTO,
Mức thu nhập trong mơ
Vì là ngành hot nên mức lương khởi điểm của ngành IoT cao hơn nhiều ngành nghề khác. Theo dự báo được đưa ra bởi tạp chí Business Insider, dựa trên khảo sát thường niên về Internet of Things, phỏng vấn với 35 công ty, tập đoàn lớn về công nghệ: “IoT sẽ phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá hơn 3.000 tỷ USD trong năm 2026” .
Theo thống kê của tạp chí Forbes, một tìm kiếm nhanh trên LinkedIn (mạng xã hội chuyên dùng cho công việc) có thể thu về hơn 11.000 kết quả việc làm có đề cập đến IoT. Hiện tại, số lượng dự án, việc làm về các mảng công nghệ mới như IoT, AI, Big Data đang tăng lên rất nhanh và mức lương khởi điểm là cao hơn so với các lĩnh vực công nghệ khác.
Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng trả nghìn đô cho những ứng viên có kiến thức chuyên sâu trong ngành Al và IoT. Cụ thể, mức lương trung bình năm của một kỹ sư IoT ở Mỹ rơi vào khoảng 100.000 – 160.000 đô-la. Còn ở Canada, con số này là 52.000 đô với trình độ mới tốt nghiệp và có thể lên tới gần 190.000 đô khi có kinh nghiệm lâu năm.
Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ Thông tin nói chung và lĩnh vực IoT nói riêng trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở trước mắt các kỹ sư tương lai khi thời gian vừa qua, lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển rất lớn của các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn trong nước và quốc tế như: FPT, Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google…
Một lập trình viên IoT sẽ có mức lương khoảng 20-30 triệu/tháng. Đối với những ai đã có kinh nghiệm khoảng 5 năm thì thu nhập có thể cao đến khoảng 30-60 triệu/tháng. Thậm chí, trong “Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý 4/2018” do TopDev – nền tảng tuyển dụng IT thuộc Công ty cổ phần Applancer phát hành, mức lương các nhà tuyển dụng trả cho kỹ sư AI, IoT có thể lên tới 22.000 USD/năm (tương đương khoảng 500 triệu đồng/năm).
Học IoT ở đâu?
IoT là một ngành học khá mới mẻ ở Việt Nam, trong đó, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học FPT Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH FPT, ĐH Điện lực, ĐH Bách khoa TP.HCM... hiện đang đón đầu xu hướng ngành đầy triển vọng này.
Ngành Hệ thống nhúng thông minh và IoT (CT tiên tiến)
Điểm trúng tuyển ngành này tại ĐH Bách Khoa năm 2021 là 26,93 và năm 2022 là 24,14 do kết hợp thêm phương thức xét tuyển DGTD. Đại học FPT vẫn đang ưu tiên xét tuyển học bạ, tạo cơ hội cho nhiều sĩ tử trúng tuyển từ sớm.
Ngoài ra, nếu có điều kiện về kinh tế và vốn ngoại ngữ tốt, các sinh viên có thể lựa chọn du học ngành IoT tại những nước đi đầu về công nghệ trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc…
Tổng hợp
Trí thức trẻ