Ngành học soán ngôi vương, có điểm chuẩn chạm ngưỡng tuyệt đối, trung bình trên 9 điểm/môn mới trúng tuyển: Muốn theo học cần những TỐ CHẤT này!
Đây là ngành nghề đang được đông đảo sĩ tử quan tâm.
- 20-08-20241 ngành học vừa được Bộ Nội vụ ưu tiên tăng lương nhiều nhất: Điểm chuẩn các trường đồng loạt tăng, có nơi học phí cực dễ thở
- 19-08-20241 ngành học được xem là “vua” của khối ngành kinh tế, điểm chuẩn 2024 “tăng nhẹ": Thiếu 21.600 nhân lực trong năm tới, thu nhập không giới hạn cho người giỏi
- 18-08-20241 ngành học lấy điểm chuẩn cực "khó thở", vượt cả điểm thủ khoa khối D01 toàn quốc: 9,7 điểm/môn mới đỗ, sinh viên đi học không mất tiền
Thông tin tuyển sinh của các trường đang là chủ đề được quan tâm khi điểm chuẩn công bố. Có nhiều trường Đại học có điểm chuẩn tăng từ 1 - 2 điểm so với năm ngoái, trong đó có nhóm ngành Sư phạm, Báo chí ở mức cao nhất.
Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM, nhóm ngành Báo chí có điểm chuẩn cao nhất với 28,88 điểm, tăng 0,88 điểm so với năm 2023. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), điểm chuẩn của nhóm ngành này là 29,03 điểm.
Tại một số trường như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Học viện Ngoại giao... điểm chuẩn nhóm ngành Báo chí cao chót vót. Thí sinh cần đạt trên 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Đặc điểm ngành Báo chí
Ngành báo chí là lĩnh vực truyền thông chuyên nghiệp, nhằm thu thập, xử lý và truyền tải thông tin đến công chúng. Báo chí không chỉ giới hạn trong việc xuất bản báo in mà còn bao gồm các phương tiện truyền thông khác như báo điện tử, truyền hình, phát thanh và cả các nền tảng truyền thông kỹ thuật số như báo mạng, chương trình thời sự, blog và mạng xã hội. Công việc của người làm báo là cung cấp thông tin đa dạng về các sự kiện, vấn đề xã hội, và giải trí đến công chúng một cách chính xác và đáng tin cậy.
Để theo đuổi ngành nghề này, sinh viên cần có kiến thức cơ bản về báo chí và truyền thông, bao gồm: Lý luận báo chí, nghiệp vụ báo chí, pháp luật báo chí, lịch sử báo chí, và ngôn ngữ báo chí,... Điều này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn của ngành.
Bên cạnh đó, sinh viên cần nắm vững nghiệp vụ báo chí gồm các kỹ năng: Viết tin, phỏng vấn, tường thuật, nhiếp ảnh, bình luận, phóng sự, biên tập, thiết kế và trình bày báo, và sản xuất tạp chí. Trong bối cảnh ngày nay, sinh viên còn cần trang bị thêm nhiệp vụ báo chí đa phương tiện như sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, tin và phóng sự truyền hình, đối thoại truyền hình, tổ chức và sản xuất nội dung báo trực tuyến,...
Ngoài ra, kỹ năng mềm cũng là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, cách làm việc nhóm,... là những điều giúp sinh viên thành không không chỉ trong lĩnh vực Báo chí mà còn ở các lĩnh vực khác của cuộc sống.
Một số trường đào tạo ngành Báo chí như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hoá Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Khoa học Huế, Đại học Vinh, Đại học Văn Hiến, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM,...
Tốt nghiệp ngành Báo chí ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Báo chí, các bạn trẻ có thể đảm nhận một trong những vị trí sau:
- Trở thành phóng viên, cộng tác viên tại các toà soạn, cơ quan báo chí
- Trở thành biên tập viên tại các cơ quan báo chí, chuyên biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên gửi về.
- Phụ trách nội dung truyền thông cho các công ty, doanh nghiệp viết bài đăng tải website, blog, fanpage hay bài đăng báo, tạp chí,...
- Phát thanh viên đài phát thanh hoặc truyền hình: Làm việc tại các đài phát thanh, truyền hình cấp quốc gia, thành phố hoặc địa phương như quận, huyện, thị xã, thị trấn,...
- Chuyên viên truyền thông cho các công ty/tổ chức.
- Tham gia các ngành xuất bản trong nhiều vị trí, vai trò khác nhau như: Tác giả, biên tập, phát triển dự án,...
Một số tố chất cần có khi học ngành Báo chí
- Khả năng viết lách, sáng tạo và tổng hợp thông tin: Người làm báo cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và súc tích. Đồng thời họ cần sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm báo chí hấp dẫn, thu hút độc giả.
- Khả năng giao tiếp tốt và xử lý thông tin nhanh nhạy: Cần có khả năng giao tiếp để tiếp cận nguồn thông tin một cách hiệu quả và xử lý thông tin kịp thời để phản ánh những vấn đề nóng hổi của xã hội.
- Khả năng tư duy logic, phân tích và đánh giá vấn đề: Cần có khả năng phân tích và đánh giá các vấn đề một cách khách quan, tránh thông tin sai lệch và thiếu chính xác. Người làm báo cũng cần tư duy nghệ thuật nhằm tạo ra những hình ảnh, ngôn từ, âm thanh ấn tượng để thu hút sự chú ý của công chúng và đưa ra những góc nhìn mới mẻ về các vấn đề trong xã hội.
- Sức khỏe tốt: Công việc của nhà báo thường yêu cầu di chuyển, tiếp xúc nhiều người và làm việc với cường độ cao, vì vậy cần có sức khỏe tốt để theo đuổi ngành báo chí.
Tổng hợp
Đời sống & pháp luật