Ngành nông nghiệp có lịch sử vài trăm năm này của Mỹ đang có nguy cơ sụp đổ vì chiến tranh thương mại
Năm 2017, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu nam việt quất lớn thứ 2 của Mỹ. Đứng đầu là thị trường châu Âu. Nhu cầu nam việt quất ở Châu Âu lớn đến nỗi khu vực này đã bãi bỏ mức thuế nhập khẩu 17,6% đối với loại thực phẩm này từ Mỹ. Năm 2017, Châu Âu nhập khẩu hơn 50% nam việt quất của Mỹ.
- 29-05-2018Mỹ-Nhật sẽ gặp nhau trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
- 28-05-2018Quan chức Triều Tiên – Mỹ gặp nhau ở DMZ, Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử trở lại đường ray
- 27-05-2018Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn sẵn lòng gặp Tổng thống Mỹ Trump
Quả nam việt quất (Cranberry) là một trong những món ăn khá phổ biến suốt 200 năm qua ở Mỹ. Chúng là nguyên liệu chính không thể thiếu cho các ngày lễ Tạ ơn, cũng như là loại đồ uống khá phổ biến giống nước Táo.
Đến thập niên 1990, loại quả khô nam việt quất ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn với công nghệ đóng hộp. Ngày nay, nam việt quất được thị trường Trung Quốc khá ưa chuộng bởi thành phần dinh dưỡng cũng như khả năng làm một vị thuốc.
Tuy nhiên, giờ đây loại thực phẩm này đang phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu 40% ở Trung Quốc do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Đây là một cơn ác mộng với những người nông dân Mỹ khi xuất khẩu chiếm tới 31% doanh số bán nam việt quất của Mỹ và thị trường Trung Quốc chiếm 7% trong số đó với tổng kim ngạch 45 triệu USD mỗi năm.
Nam việt quất khô nhập khẩu từ Mỹ đã tăng 10 lần kể từ năm 2012 tại Trung Quốc (triệu USD)
Lịch sử của cả một ngành
Dù là nền kinh tế số 1 thế giới nhưng Mỹ không có nhiều loại cây nông nghiệp được trồng với quy mô thương mại lớn xuất có nguồn gốc bản địa. Chính xác hơn, chỉ có 3 loại là nho Concord, việt quất thường và nam việt quất là những loại cây nguyên gốc địa phương ở Mỹ được trồng quy mô lớn ngày nay.
Vào cuối kỷ băng hà, những dòng sông băng tan rã đổ vào khu vực nước Mỹ ngày nay tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nam việt quất. Những người thổ dân bản địa tại đây đã thu hoạch nam việt quất từ cách đây 10.000 năm để làm thực phẩm. Với khả năng giữ dinh dưỡng hàng tháng trời không hỏng, nam việt quất được những thổ dân nơi đây trao đổi khá phổ biến.
Cho tới đầu thập niên 1800, quả nam việt quất dần bị mai một trước sự xâm lấn của người da trắng ở Bắc Mỹ. Phải tới năm 1816, việc phát hiện ăn quả việt quất khô có thể đảm bảo lượng Vitamin C cần thiết cho các thủy thủ mới khiến loại quả này được chú ý trở lại.
Đến năm 1864, cuộc nội chiến Mỹ đã khiến quả nam việt quất trở thành biểu tượng cho các món ăn trước ngày lễ Tạ ơn và kể từ đó đến nay, chúng là một trong những văn hóa không thể thiếu trong nền ẩm thực nước này. Ngày nay, khoảng 20% lượng nam việt quất cả năm được tiêu thụ vào trước ngày lễ Tạ ơn 1 tuần.
Sang thập niên 1900, sự phát triển của công nghệ khiến nam việt quất phủ sóng toàn nước Mỹ cũng như lan sang nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên nếu nói đến thời điểm bùng nổ của nam việt quất phải kể đến năm 1959, khi lượng lớn loại quả này bị phá hủy do chính phủ nghi ngờ một loại thuốc trừ sâu gây ung thư đã được phun lên 1 phần diện tích. Hệ quả là nhu cầu tăng cao nhưng cung không khó đẩy giá nam việt quất lên cao chưa từng có.
Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy năm 1959, không có bất kỳ quả việt quất tươi nào được bán ra và giá của loại thực phẩm này đã tăng gấp vài lần.
Đến năm 1963, loại nước ép từ quả nam việt quất dần bán chạy sánh ngang với những đồ nước ép nổi tiếng khác như nước táo. Theo một nghiên cứu của các công ty kinh doanh nam việt quất, nhờ loại nước ép này mà lượng tiêu thụ nước ép của người Mỹ đã tăng 45% trong khoảng 1970-1980.
Kể từ đây, nhu cầu với nam việt quất không còn theo mùa lễ Tạ ơn nữa mà đã thành quanh năm nhằm cung cấp cho các nhà máy nước ép.
Sản lượng nam việt quất ở Mỹ
Vào đầu thập niên 2000, ý tưởng quả việt quất ép đóng hộp làm món ăn vặt bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên phải đến những năm 2010 thì sản phẩm này mới bán chạy trước sự bùng nổ nhu cầu từ Trung Quốc. Kinh tế đi lên khiến rất nhiều thành phần trung lưu Trung Quốc tìm kiếm món ăn vặt lành mạnh và nam việt quất trở thành một lựa chọn không tồi.
Năm 2017, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu nam việt quất lớn thứ 2 của Mỹ. Đứng đầu là thị trường Châu Âu. Nhu cầu nam việt quất ở Châu Âu lớn đến nỗi khu vực này đã bãi bỏ mức thuế nhập khẩu 17,6% đối với loại thực phẩm này từ Mỹ. năm 2017, Châu Âu nhập khẩu hơn 50% nam việt quất của Mỹ.
Quân cờ cho ván đấu thương mại
Gần đây, những tuyên bố căng thẳng giữa Mỹ và các đối tác thương mại đã khiến Châu Âu tuyên bố sẽ xem xét lại mức thuế của nhiều mặt hàng sản xuất tại Mỹ, bao gồm nam việt quất. Tuy nhiên, căng thẳng nhất vẫn là Trung Quốc khi nền kinh tế này là đối tượng chính bị Tổng thống Trump đổ lỗi cho thặng dư thương mại.
Xuất khẩu nam việt quất từ Mỹ (triệu USD)
Mặc dù chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa tăng thuế lên nam việt quất nhưng nhiều công ty tại Mỹ đã khá lo lắng.
"Chúng tôi hy vọng những bên liên quan sẽ đạt được một thỏa thuận cho phép chúng tôi tiếp tục được đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm nam việt quất cho người tiêu dùng Trung Quốc", Giám đốc điều hành Tom Lochner của Hiệp hội người trồng nam việt quất bang Wisconsin nói.
Ngoài ra, việc đánh mất lợi thế về giá không phải là yếu tố khiến các công ty Mỹ lo ngại nhất mà là sự bành trướng từ những nhà nhập khẩu khác. Những công ty trồng việt quất ở Chile đang bành trướng tại thị trường Trung Quốc những năm gần đây và đã trở thành nhà xuất khẩu nam việt quất tươi lớn nhất ở đây.
Tương tự, Canada cũng đang vươn lên là một trong các nhà xuất khẩu nam việt quất mạnh của thế giới và nếu nước Mỹ không có những động thái thích hợp, ngành kinh doanh có truyền thống vài trăm năm này sẽ mất ngôi vương của mình trên toàn thế giới.
Xuất khẩu nam việt quất của Canada (triệu USD)
Chile đã vượt Mỹ tại thị trường nam việt quất tươi ở Trung Quốc (triệu USD)
Thời Đại