Ngành nông nghiệp sẽ không hạ mức tăng trưởng
Dù còn nhiều thách thức nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vẫn tin tưởng nếu giữ được đà tăng trưởng như 5 tháng qua thì ngành nông nghiệp vẫn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 3,05%.
- 24-02-2017Cú huých tái cơ cấu ngành nông nghiệp
- 10-02-2017Ngành nông nghiệp lo ngại trâu, bò, lợn bị bơm nước; tôm bị bơm hóa chất
- 07-01-2017Chưa năm nào, ngành Nông nghiệp lại nhiều cảm xúc đến thế!
Tổng diện tích nuôi tôm hiện ước đạt 597 nghìn ha (tăng 6,8%), sản lượng đạt 144 nghìn tấn (tăng 46,2%). Cá tra bước vào thời gian thu hoạch rộ khiến giá cá nguyên liệu giảm nhẹ, sản lượng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng khá so với cùng kỳ năm ngoái là 11,1%, đạt 465,9 nghìn tấn. Các hộ thả tôm nước lợ sớm đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch đầu năm 2017, cả diện tích và sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đều tăng khá. Diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước ước đạt 597 nghìn ha tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thu hoạch ước đạt 144 nghìn tấn, tăng 46,2%.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, tuy đạt được mức tăng trưởng ổn định trong 5 tháng qua, nhưng sản xuất nông nghiệp cũng đang phải đứng trước những rủi ro tiềm ẩn như: Mùa mưa bão đang đến gần; tình trạng “được mùa mất giá”…
Trước tình hình đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, các đơn vị trực thuộc bộ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chủ động thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm.
Đặc biệt để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 3,05%, theo ông Tuấn, lĩnh vực trồng trọt phải đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu 2%, chăn nuôi phải 3%, thủy sản 5% và lâm nghiệp 6,6%.
Hiện nay thủy sản đang là lĩnh vực được trông đợi đóng góp nhiều nhất trong tăng trưởng của toàn ngành. Vì vậy, Tổng cục Thủy sản cần kiểm soát kỹ giống và chủ động xử lý dịch bệnh. Phối hợp cùng với Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản tập trung giải quyết những vướng mắc thị trường cho thủy sản, đặc biệt là đối với cá da trơn.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích nuôi tôm hiện ước đạt 597 nghìn ha (tăng 6,8%), sản lượng đạt 144 nghìn tấn (tăng 46,2%). Cá tra bước vào thời gian thu hoạch rộ khiến giá cá nguyên liệu giảm nhẹ, sản lượng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng khá so với cùng kỳ năm ngoái là 11,1%, đạt 465,9 nghìn tấn. Các hộ thả tôm nước lợ sớm đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch đầu năm 2017, cả diện tích và sản lượng thu hoạch tôm nước lợ đều tăng khá. Diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước ước đạt 597 nghìn ha tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thu hoạch ước đạt 144 nghìn tấn, tăng 46,2%.
Đối với lĩnh vực trồng trọt, Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu các đơn vị tiếp tục đánh giá toàn diện theo chuỗi đối với 5 cây công nghiệp chủ lực, đồng thời tập trung theo dõi, chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch lúa Đông Xuân và gieo cấy lúa Hè Thu tại các tỉnh phía Bắc; thu hoạch lúa Hè Thu sớm và gieo cấy lúa Hè Thu chính vụ tại các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó cần tăng cường thâm canh các cây công nghiệp, cây ăn quả có thị trường thuận lợi trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, đảm bảo giữ vững năng suất, chất lượng cây trồng.
Để tăng trưởng của ngành không bị suy giảm trong hơn nửa năm còn lại, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi, Thú y bám sát và đánh giá tình hình sản xuất, cung – cầu về lợn cũng như các vật nuôi khác để có giải pháp pháp triển bền vững ngành Chăn nuôi, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước, nhất là thúc đẩy tiêu thụ lợn, gia cầm.
Báo hải quan