MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngay cả các nhà đầu tư khó tính nhất cũng có thể nhìn thấy "ánh sáng nơi cuối con đường", tăng trưởng sụt giảm lại mở ra một "cánh cửa hy vọng" khác

08-06-2022 - 14:48 PM | Tài chính quốc tế

Ngay cả các nhà đầu tư khó tính nhất cũng có thể nhìn thấy "ánh sáng nơi cuối con đường", tăng trưởng sụt giảm lại mở ra một "cánh cửa hy vọng" khác

GDP tăng trưởng chậm đồng nghĩa với tốc độ thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương cũng sẽ chậm hơn.

Một cơn hoảng loạn do lo ngại lạm phát đã "hoành hành" trong những tháng đầu năm nay. Trái phiếu giảm giá mạnh do lạm phát ảnh hưởng đến các khoản thanh toán lãi suất cố định của chúng. Cổ phiếu cũng giảm sau mỗi cuộc họp mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra mức tăng lãi suất nửa điểm để cố gắng kéo lạm phát xuống. "Đợt tăng giá mọi thứ" đã khiến nhiều nhà quản lý quỹ nhận ra sai lầm của mình.

Hiện giờ, cơn hoảng loạn đó dường như đang giảm bớt. Nhưng nền kinh tế lại xuất hiện nỗi lo mới, đó là khả năng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại nghiêm trọng hoặc thậm chí, trong trường hợp xấu nhất là suy thoái.

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ lạm phát. Lạm phát đã tăng cao hơn nhiều so với các mục tiêu chính do các ngân hàng trung ương đề ra, khiến các nhà hoạch định chính sách buộc phải thắt chặt mạnh mẽ. Điển hình là việc tăng lãi suất và cắt giảm bảng cân đối kế toán khổng lồ.

Vấn đề là khả năng chế ngự loại lạm phát mà chúng ta đang phải gánh chịu của các ngân hàng trung ương bị hạn chế. Họ không thể chấm dứt các chính sách phong tỏa Covid-19 của Trung Quốc, cũng không thể sản xuất vi mạch hoặc đưa Ukraine trở về như cũ. Trừ khi họ có thể khắc phục vấn đề thứ ba nói riêng, nếu không, họ không thể kéo giá năng lượng xuống và vì vậy, người lao động yêu cầu được trả lương cao hơn là hoàn toàn hợp lý.

Ngay cả các nhà đầu tư khó tính nhất cũng có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối con đường, tăng trưởng sụt giảm lại mở ra một cánh cửa hy vọng khác - Ảnh 1.

Gareth Colesmith, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô của Insight Investment, cho biết: "Họ muốn giảm lạm phát nhưng họ biết rằng mình không thể làm gì với giá năng lượng. Nếu thực sự nghiêm túc về việc kiểm soát nó, thì họ chỉ có thể tác động đến nhu cầu lao động, vì họ không thể làm gì với nguồn cung. Vì vậy, tốc độ sản xuất chậm lại và điều đó khiến nền kinh tế rơi vào nguy cơ suy thoái".

Chính sách sai lầm là một trong những lý do gây ra suy thoái, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Các báo cáo dữ liệu kinh tế được công bố ở Mỹ hiện thường xuyên không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường. Chỉ số bất ngờ kinh tế của Citigroup tại Mỹ (Citigroup U.S. Economic Surprise Index) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9.

Ý tưởng bén rễ trong góc nhìn của các nhà đầu tư

Một cuộc suy thoái "thích hợp" chỉ là sự suy giảm sâu trong thời gian dài và không phải được tính toán kỹ lưỡng. Rõ ràng đây không phải là những gì các doanh nghiệp và hộ gia đình muốn thấy sau một vài năm thử nghiệm, cũng không phải là những gì các nhà hoạch định chính sách muốn thiết kế.

Nhưng ý tưởng này đang bén rễ với các nhà đầu tư từ nhiều góc độ. Điểm mấu chốt là giá trái phiếu chính phủ đã chững lại sau một đợt sụt giảm mạnh, cho thấy các nhà đầu tư không chỉ dự đoán lạm phát đang tăng cao mà còn chuẩn bị cho sự tăng trưởng chậm hơn và thậm chí là tốc độ thắt chặt của ngân hàng trung ương chậm hơn. Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ có mức lợi suất 2,91% vào ngày 2/6 - mức cao theo tiêu chuẩn của vài năm qua, nhưng cũng giảm so với mức cao nhất trên 3% vào đầu tháng 5. Tương tự, đồng USD đã giảm trở lại.

Đồng USD hạ nhiệt và lợi suất trái phiếu thấp hơn, tất cả mọi thứ đều tương đương, là điều tốt cho cổ phiếu. Hiện tại, sự phục hồi đã rõ ràng, chỉ số S&P 500 của các cổ phiếu blue-chip Mỹ đã tăng tới 9% kể từ mức thấp nhất vào ngày 20/5. Chỉ số MSCI World Index tăng 6%, khiêm tốn hơn nhưng vẫn ấn tượng. Trái phiếu cũng đã tăng trở lại.

Ngay cả các nhà đầu tư khó tính nhất cũng có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối con đường, tăng trưởng sụt giảm lại mở ra một cánh cửa hy vọng khác - Ảnh 2.

Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là liệu nỗi sợ hãi tăng trưởng sụt giảm có đủ khiến Fed đi chệch hướng hay không. Ngân hàng toàn cầu Barclays không cho rằng điều này sẽ xảy ra. Các nhà phân tích của ngân hàng đã viết trong một lưu ý cho khách hàng: "Fed khó có thể yên tâm cho đến khi mức lạm phát được duy trì ổn định trở lại. Chúng tôi nghĩ rằng Fed sẽ muốn thấy lạm phát thấp hơn hoặc các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn" trước khi hủy bỏ kế hoạch của mình, họ cho biết. "Cho đến lúc đó, thị trường có lẽ sẽ tiếp tục không ổn định".

Các nhà phân tích nói thêm rằng trong khi các quỹ đầu cơ bán cổ phiếu ồ ạt vào tháng 5, thì các quỹ tương hỗ, đã bơm khoảng 1,3 tỷ USD vào loại tài sản từ năm 2020, chỉ mới bắt đầu rút tiền. Các nhà phân tích của Barclays cho biết, nếu nỗi lo suy thoái tiếp tục tăng cao, các quỹ này "có thể bán thêm 350 tỷ USD cổ phiếu nữa".

David Riley, chiến lược gia đầu tư chính tại BlueBay Asset Management, cũng cho rằng sự phục hồi mới nhất của cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác rất có thể chỉ là một đốm sáng. "Đừng chống lại Fed", ông nói. Các nhà hoạch định chính sách muốn thấy chi phí đi vay tăng lên để giúp hạ nhiệt một số yếu tố của lạm phát mà không cần ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất gấp rút, ông nói thêm.

Thay vào đó, nếu thị trường tiếp tục tăng cao, Fed có thể sẽ đưa ra các bình luận mang tính "diều hâu" hơn. "Tôi hoài nghi mức độ duy trì của đợt phục hồi nhỏ này", Riley nhận định. Hiện tại, tin xấu về tăng trưởng kinh tế lại là tin tốt cho các thị trường rủi ro hơn vì nó đồng nghĩa với việc giảm áp lực đối với lãi suất.

https://cafef.vn/ngay-ca-cac-nha-dau-tu-kho-tinh-nhat-cung-co-the-nhin-thay-anh-sang-noi-cuoi-con-duong-tang-truong-sut-giam-lai-mo-ra-mot-canh-cua-hy-vong-khac-20220607081812738.chn

Chu Châu

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên