Ngay cả Nhật Bản cũng chật vật với xử lý ô nhiễm nước
"Không có giải pháp ngắn hạn nào cho vấn đề nước tại Fukushima Daiichi, vì nước ngầm sẽ tiếp tục chảy vào khu vực này và bị ô nhiễm", theo ông Burnie - một chuyên gia hạt nhân cao cấp của Greenpeace (Đức). "Quan trọng là chính phủ nên bắt đầu trung thực với người dân Nhật Bản".
- 17-10-2019CNBC: Tại sao chuyên gia quốc tế gọi Indonesia là "gã khổng lồ ngủ quên" bên cạnh chiến thắng của Việt Nam?
- 17-10-2019Amazon Global Selling: Chúng tôi sẽ đem đến cho người bán nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam
- 16-10-2019Cuộc chiến giành tài xế của Grab, Be, Go Viet, FastGo...
Chiều ngày 11/3/2011, ở Onahama, một cảng cá nhỏ trên bờ biển Nhật Bản, ông Tetsu Nozaki - bất lực nhìn cơn sóng thần tràn qua những con tàu, phá nát mọi thứ. Ông Nozaki đã mất 3 trong số 7 con tàu của mình, vì một trong những cơn sóng thần tồi tệ nhất lịch sử Nhật Bản, một phần của thảm họa Fukushima - khiến 18.000 người thiệt mạng.
Nhưng thiệt hại cho ông Nozaki và ngư dân Nhật không dừng lại ở những con tàu. Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi gần đó, đã buộc hơn 150.000 người phải sơ tán, và rò rỉ một lượng phóng xạ khủng khiếp. Nó gần như đã làm tê liệt ngành công nghiệp thủy hải sản của khu vực này.
Sau 8 năm, đội tàu đánh cá Fukushima hiện lại phải tiếp tục đối mặt với một mối đe dọa khác - rất có khả năng nhà điều hành nhà máy hạt nhân, Điện lực Tokyo (Tepco), sẽ xả một lượng nước phóng xạ khổng lồ vào đại dương.
"Chúng tôi phản đối kịch liệt mọi ý định xả nước nhiễm phóng xạ xuống biển", ông Nozaki, người đứng đầu Liên đoàn Hợp tác xã Thủy sản của tỉnh Fukushima nói với tờ Guardian.
Ông Nozaki cho biết ngư dân địa phương đã phải gây dựng lại từ đống đổ nát, đối mặt với những tin đồn gây bất lợi về tính an toàn của thủy hải sản địa phương, để khôi phục ngành này. Sản lượng đánh bắt năm ngoái chỉ bằng 16% mức trước khi khủng hoảng xảy ra. Người dân không muốn ăn cá Fukushima.
Hiện tại, có tới hơn một triệu tấn nước bị ô nhiễm được trữ trong gần 1.000 bể chứa tại Fukushima Daiichi, nhưng các bể chứa này đã được cảnh báo rằng sẽ hết khả năng chứa vào mùa hè năm 2022.
Tepco đã phải chật vật đối phó với việc lưu trữ nước bị ô nhiễm. Nước này bị trộn với nguồn nước được sử dụng để ngăn chặn 3 lõi lò phản ứng bị hư hại. Việc trữ nước ô nhiễm đã giảm đáng kể lượng nước thải ra môi trường, khoảng 100 tấn nước đều đặn mỗi ngày vẫn chảy vào các lò phản ứng.
Việc xả nước nhiễm phóng xạ ra biển cũng sẽ khiến Hàn Quốc phẫn nộ, gây thêm áp lực đối với mối quan hệ ngoại giao vốn đã bị lung lay bởi tranh chấp thương mại.
Hàn Quốc vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với hải sản Fukushima được ban hành vào năm 2013. Tuần trước, chính quyền ông Moon Jae-in tố cáo rằng việc xả nước sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường biển - một cáo buộc bị Nhật Bản bác bỏ.
Các quan chức ngành thủy sản của Fukushima chỉ ra rằng họ vận hành một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt cấm bán bất kỳ loại hải sản nào có chứa hơn 50 becquerels chất phóng xạ trên mỗi kg - ngưỡng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 100 becquerels trên mỗi kg của Nhật Bản.
Tại trung tâm thử nghiệm của Onahama, 8 nhân viên thực hiện các thử nghiệm kéo dài từ 5-30 phút tùy thuộc vào kích thước của mẫu. Sau đó, Tepco khẳng định nước có thể được pha loãng và xả một cách an toàn. "Nhưng vấn đề lớn nhất đối với chúng tôi là sự lan truyền của những tin đồn gây bất lợi", theo ông Hisashi Maeda, một lãnh đạo cấp cao ngành thủy sản của Fukushima, cho biết khi ông trao đổi với The Guardian.
Một cuộc khảo sát cho thấy, gần một phần ba người dân Nhật bên ngoài quận Fukushima cho rằng việc xả nước bị ô nhiễm ra biển sẽ khiến họ nghĩ đắn đo hơn về việc mua hải sản từ khu vực này, 20% cho biết hiện đang tránh mua hải sản Fukushima.
Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến của Tepco loại bỏ các chất phóng xạ cao, chẳng hạn như strontium và caesium, nhưng nước không thể lọc được triti, một đồng vị phóng xạ của hydro mà các nhà máy hạt nhân ven biển thường xả đại dương. Ngoài ra, Tepco năm ngoái thừa nhận rằng, nước trong bể chứa vẫn còn chất gây ô nhiễm khác, bên cạnh triti.
Những người ủng hộ lựa chọn xả thải ra đại dương đã chỉ ra rằng nước chứa hàm lượng triti cao, sẽ không bị xả ra môi trường cho đến khi nó được pha loãng đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
Nhưng Shaun Burnie, một chuyên gia hạt nhân cao cấp của Greenpeace (Đức), người thường xuyên đến thăm Fukushima, cho biết một tỷ lệ triti phóng xạ có khả năng bị tích tụ ở các cấu trúc tế bào thực vật, động vật hoặc con người. "Pha loãng không giải quyết được vấn đề này", ông nói.
Burnie tin rằng giải pháp nên áp dụng là tiếp tục tích trữ nước, có thể ở các khu vực bên ngoài khu vực nhà máy điện.
"Không có giải pháp ngắn hạn nào cho vấn đề nước tại Fukushima Daiichi, vì nước ngầm sẽ tiếp tục chảy vào khu vực này và bị ô nhiễm", theo ông Burnie. "Quan trọng là chính phủ nên bắt đầu trung thực với người dân Nhật Bản".
"Không còn lựa chọn nào khác"
Các quan chức chính phủ nói rằng, họ sẽ không đưa ra quyết định cho đến khi họ nhận được báo cáo từ hội đồng chuyên gia, nhưng có dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy việc xả ra đại dương được ưu tiên hơn các lựa chọn khác như hóa hơi, chôn lấp hoặc trữ nước vô thời hạn.
Shinjiro Koizumi, Bộ trưởng Môi trường đã lên tiếng vào tuần trước, rằng "không có lựa chọn nào khác ngoài việc xả nước ra biển". Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã khuyến nghị Nhật Bản xả nước đã qua xử lý, trong khi Toyoshi Fuketa, Chủ tịch Cơ quan Điều tiết Hạt nhân của Nhật Bản, yêu cầu phải sớm đưa ra quyết định về tương lai.
Ông Fuketa nói với tờ Asahi Shimbun: "Chúng ta đang bước vào giai đoạn không thể trì hoãn việc lựa chọn giải pháp thêm được nữa". Việc ra quyết định chậm trễ có thể trì hoãn việc xác định vị trí và loại bỏ nhiên liệu nóng chảy khỏi các lò phản ứng bị hư hỏng - một quá trình dự kiến sẽ mất tới 4 thập kỷ.
Các nhà phê bình cho rằng chính phủ Nhật Bản không ngần ngại công khai ủng hộ lựa chọn xả nước nhiễm phóng xạ, vì sợ tạo ra một cuộc tranh cãi mới về Fukushima trong khi World Cup Bóng bầu dục sẽ bắt đầu khởi từ tuần này, và sắp tới là Thế vận hội Tokyo 2020 .
Nozaki cho biết ông và các ngư dân khác trên khắp Fukushima sẽ tiếp tục đấu tranh để ngăn việc xả nước nhiễm phóng xạ ra đại dương: "Việc xả nước nhiễm phóng xạ sẽ đưa chúng tôi trở lại thời thảm họa. Có nghĩa là những nỗ lực 8 năm qua của chúng tôi là công cốc".