MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngày càng có nhiều người trẻ Mỹ chọn rời khỏi các thành phố lớn vì cuộc sống khó khăn

09-10-2019 - 10:13 AM | Tài chính quốc tế

Theo một phân tích của The Wall Street Journal, đây là năm thứ tư liên tiếp các thành phố lớn chứng kiến sự sụt giảm dân số trẻ.

Số liệu thống kê dân số cho thấy lượng cư dân trẻ sinh sống tại các thành phố lớn đã giảm nhẹ hơn so với những năm trước, nhưng nhiều người vẫn chọn rời đi để tìm kiếm những nơi có nhà ở giá rẻ và các trường học chất lượng hơn.

Theo số liệu điều tra dân số về tăng trưởng đô thị, các thành phố lớn của Mỹ đã mất hàng chục nghìn cư dân thế hệ X (sinh năm 1965 - 1980) và thế hệ Y (sinh năm 1981 - 1996) vào năm ngoái.

Theo một phân tích của The Wall Street Journal, đây là năm thứ tư liên tiếp các thành phố lớn chứng kiến sự sụt giảm dân số trẻ. Chicago, Houston, San Francisco, Las Vegas, Washington và Portland, Ore,...nằm trong nhóm có tỷ lệ giảm dân số trẻ cao nhất.

Ngày càng có nhiều người trẻ Mỹ chọn rời khỏi các thành phố lớn vì cuộc sống khó khăn  - Ảnh 1.

Dân cư thế hệ X và thế hệ Y đang rời khỏi các đô thị lớn sau hàng chục năm của sự bùng nổ dân số đô thị và những dấu hiệu cho thấy sự suy thoái sắp diễn ra. (Nguồn: The Wall Street Journal)

Sự sụt giảm dân số trẻ tại các thành phố lớn trong năm ngoái đã ít nghiêm trọng hơn so với năm 2017 - năm mà các thành phố lớn mất gần 54.000 cư dân ở độ tuổi này. Nhưng sự sụt giảm kéo dài báo hiệu một sự đảo ngược mạnh mẽ xu hướng từ đầu thập kỷ, khi mà thanh niên kéo đến các thành phố lớn với số lượng đông khủng khiếp và tạo nên sự hồi sinh đô thị.

Sự sụt giảm năm 2018 được cho là do sụt giảm số lượng dân số trẻ trong nhóm tuổi từ 35 đến 39 tuổi. Trong khi nhóm có độ tuổi trẻ hơn gia tăng số lượng ở các thành phố lớn, 35 - 39 tuổi là nhóm muốn thoát ly khỏi cuộc sống thành phố nhất những năm gần đây.

Các số liệu điều tra dân số riêng biệt cho thấy phần lớn những người trong các nhóm tuổi này rời khỏi thành phố để di chuyển đến vùng ngoại ô gần đó hoặc vùng ngoại ô của các đô thị lớn khác.

Các quan chức thành phố cho biết chi phí nhà ở cao và chất lượng trường học yếu kém là lý do chính khiến mọi người rời đi. Mặc dù tỷ lệ những người trẻ thuộc thế hệ Y (sinh từ năm 1981 đến 1996) đã kết hôn và sinh con thấp hơn so với thế hệ trước, họ vẫn đi theo bước chân của thế hệ trước khi quyết định định cư ở các vùng ngoại ô.

"Họ có thể thích ở lại thành phố vì lý do lối sống nhưng cuối cùng có thể vẫn lựa chọn rời đi vì chất lượng dịch vụ và hàng hóa công cộng", theo Kinda Levine Einstein, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Boston, cho biết.

Giáo sư Einstein đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2017, khảo sát các thị trưởng trên toàn nước Mỹ, thì được biết rằng, chỉ 13% số đó cho rằng thị trường nhà ở hiện nay phù hợp với nhu cầu của các dân cư một cách "rất tốt" hoặc "cực kỳ tốt" - một nhận định đúng đối với các thành phố giàu và cả thành phố nghèo. Họ cảm thấy sự bất hợp lý đặc biệt nghiêm trọng giữa nguồn cung nhà ở hiện tại của thành phố và cư dân của họ cần gì.

New York đã mất gần 38.000 người ở độ tuổi 25 đến 39 vào năm ngoái, mức giảm gần gấp đôi so với ba năm trước đó. Sự sụt giảm này trùng khớp với sự suy giảm dân số chung lần đầu tiên của thành phố trong hơn một thập kỷ vào năm 2018.

Các thành phố ghi nhận sự sụt giảm lớn, không thể không nhắc tới là Los Angeles, Phoenix, San Antonio, San Diego, Austin, Seattle, Denver và Columbus.

Mỹ Linh

WSJ

Trở lên trên