Ngày càng nhiều các cặp đôi "cầu cứu" chuyên gia tâm lý trước khi cưới để giúp hoà thuận với gia đình thông gia, đặc biệt là phụ nữ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong các cặp đôi, phụ nữ có nhiều khả năng trải qua căng thẳng với gia đình thông gia hơn nam giới. Theo chuyên gia tâm lý Peter Pearson, cách tốt nhất là chúng ta nên giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt, vì chúng sẽ không tự nhiên biến mất.
- 28-09-2018Các chuyên gia đầu ngành khuyên: Hãy làm 7 việc này để cả đời khỏe mạnh, yên tâm vui sống
- 28-09-20186 câu chuyện nhỏ khiến những ai đang uể oải nhận ra bản thân quá hững hờ với cuộc sống: Hạnh phúc, thành công không xa xôi, nó đến từ sự tin tưởng bên trong chính mỗi người
- 28-09-2018Hoàng tử William nói lời xin lỗi và "lỡ miệng" tiết lộ Công nương Kate đang "ghen tị" với mình vì điều này khiến ai cũng phải bật cười
Theo ông Peter Pearson, cố vấn tâm lý tại Menlo Park, California, hầu hết cặp vợ chồng phải đối phó với các vấn đề với gia đình thông gia đều có những "ảo tưởng lạc quan" rằng sau khi kết hôn họ sẽ hưởng một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian chung sống, họ "vỡ mộng" về cuộc sống hôn nhân khi mối quan hệ với bố mẹ vợ/chồng trong hoàn cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Càng để lâu, những vấn đề không những không giảm đi mà còn căng thẳng hơn.
Thời gian gần đây, cứ năm cặp đôi đến gặp chuyên gia tâm lý Pearson thì lại có một trường hợp gặp vấn đề với gia đình thông gia, thậm chí còn có những cặp chưa kết hôn.
Ông Pearson đã chỉ ra hai vấn đề phổ biến nhất: hoặc là một trong hai người ghen tị khi người kia dành quá nhiều thời gian cho cha mẹ, hoặc là cha mẹ không thích, không chấp thuận người bạn đời mà họ chọn.
Trong trường hợp đầu tiên, chuyên gia tâm lý giúp họ tạo lập mối quan hệ với gia đình bằng một số ranh giới: họ chỉ được dành bao nhiêu thời gian để thăm cha mẹ hoặc hỏi han qua điện thoại. Bên đối phương cũng phải hợp tác một cách linh hoạt.
Đối với các cặp vợ chồng gặp phải vấn đề thứ hai, ông lại có cách giải quyết "khắc nghiệt" hơn, họ phải chọn lựa một trong hai "phe", gia đình hoặc người bạn đời của mình. Dĩ nhiên đó là sự lựa chọn cực kỳ khó khăn, như thể đang đứng giữa một cuộc "nội chiến".
Nếu một người chọn vợ/chồng thay vì đấng sinh thành, điều đó không có nghĩa là người ấy không coi cha mẹ là một phần của gia đình nữa, họ chỉ muốn chửng tỏ rằng mình và người bạn đời sinh ra để dành cho nhau và là một phần không thể thiếu.
Phụ nữ có nhiều khả năng vướng vào các vấn đề với gia đình thông gia hơn nam giới
Một báo cáo đến từ Trung tâm nghiên cứu gia đình của Đại học Cambridge cho thấy căng thẳng giữa cha mẹ chồng và vợ là một trong những lý do phổ biến nhất gây nên rạn nứt trong một cuộc hôn nhân.
Một nghiên cứu do nhà tâm lý học Terri Orbuch tại Đại học Michigan nhận thấy rằng các cặp đôi mà người chồng có mối quan hệ gần gũi hơn với bố mẹ vợ thì có khả năng ly dị ít hơn tới 20%, trong khi đó, nếu người vợ ở gần cha mẹ chồng, nguy cơ ly dị cao hơn đến 20%.
Lời khuyên mà Peter Pearson đưa ra là nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra trong mối quan hệ của bạn với gia đình đối phương, tốt hơn hết là nên nói chuyện thẳng thắn về những gì đang xảy ra, trước khi bức xúc tích tụ lại sau một thời gian dài, để rồi trở thành xích mích không thể nào hoá giải. Nhiều cặp vợ chồng trì hoãn những cuộc đối thoại như vậy vì sợ rằng nó sẽ làm tăng căng thẳng, nhưng nếu không nỗ lực hoà giải, vấn đề sẽ chẳng bao giờ tự biến mất.
CNBC