MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngày này 31 năm trước: Giải bóng đá nhiều người xem nhất hành tinh được thành lập, khai mở thị trường kinh doanh béo bở doanh thu hàng tỷ đô

20-02-2023 - 08:26 AM | Tài chính quốc tế

Ngày này 31 năm trước: Giải bóng đá nhiều người xem nhất hành tinh được thành lập, khai mở thị trường kinh doanh béo bở doanh thu hàng tỷ đô

Sau khi các câu lạc bộ hàng đầu đồng loạt rời Football League, Giải bóng đá Ngoại hạng Anh ra đời và vươn lên một tầm cao mới cả về độ hấp dẫn lẫn khả năng “hái ra tiền”.

Bóng đá là một bộ môn thể thao sinh lời cực lớn. Tất cả các bên liên quan đến bóng đá đều kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ nó.

Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, thường được biết đến với tên gọi English Premier League-EPL, là giải bóng chuyên nghiệp Anh. Đây là giải đấu thể thao có nhiều người theo dõi nhất trên thế giới, với hơn 3 tỷ người trên 188 quốc gia.

Các câu lạc bộ bóng đá ở Anh đã chơi ở Giải bóng đá English Football League (EFL) từ năm 1888. Nhưng đến ngày 20/2/1992, các câu lạc bộ Hạng nhất chính thức tách khỏi EFL để thành lập Giải Ngoại hạng Anh (EPL). Kể từ đó, Premier League đã chứng kiến ​​sự gia tăng vượt bậc về doanh thu.

EPL đã xây dựng một mô hình kinh doanh ấn tượng xung quanh bản quyền phát sóng. Tiền bản quyền phát sóng là nguồn thu nhập lớn nhất của các đội EPL, kế đến là doanh thu thương mại và tài trợ. Mặc dù doanh thu từ các trận đấu vẫn quan trọng, nhưng so với hai nguồn thu kể trên, nó đã kém hấp dẫn hơn trong những năm gần đây.

Ngày này 31 năm trước: Giải bóng đá nhiều người xem nhất hành tinh được thành lập, khai mở thị trường kinh doanh béo bở doanh thu hàng tỷ đô - Ảnh 1.

20 câu lạc bộ Giải Ngoại hạng Anh.

Bản quyền phát sóng

Thu nhập từ bản quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh là nỗi ghen tị và cũng là niềm mơ ước của các giải đấu khác. Như đã nhắc ở trên, bản quyền truyền hình là nguồn doanh thu lớn nhất của EPL.

Tại Premier League, giải đấu sở hữu bản quyền truyền hình của tất cả các trận đấu. Họ bán quyền phát sóng cho những người trả giá cao nhất, chẳng hạn như Sky Sports, BT Sport, v.v.

Các nhà đài thường sẽ đấu thầu để trở thành chủ sở hữu bản quyền chính thức của giải. Cuối cùng, họ sẽ tính phí đối với khán giả và kinh phí quảng cáo.

Tiền bản quyền sẽ được chia như sau: 50% chia đều cho 20 câu lạc bộ, 25% chia cho các câu lạc bộ xếp theo thứ hạng vào cuối giải đấu. Đối với bản quyền phát sóng nước ngoài, tất cả doanh thu được chia đều cho các câu lạc bộ. Nhưng kể từ mùa giải 2019/2020, mọi khoản thu sẽ được chia theo bảng xếp hạng.

Ngoài ra, các câu lạc bộ kiếm tiền từ các giao dịch dựa trên thứ tự các đội hút nhiều lượt xem nhất. Ước tính, kết thúc mùa giải 2019/2020, Liverpool (nhà vô địch) kiếm được khoảng 139,1 triệu bảng Anh từ TV. Trong khi Norwich (đội cuối bảng) kiếm được khoảng 92,7 triệu bảng. Điều này cho thấy kể cả những đội nhỏ hơn cũng kiếm được nhiều tiền từ bản quyền phát sóng.

Do đó, phần lớn doanh thu của Giải Ngoại hạng Anh được tạo ra thông qua phí phát sóng, thu về khoảng 2,3 tỷ bảng Anh trong mùa giải 2019/2020. Đến mùa giải 2021/2022, doanh thu đạt được là 3,1 tỷ bảng Anh.

Ngày này 31 năm trước: Giải bóng đá nhiều người xem nhất hành tinh được thành lập, khai mở thị trường kinh doanh béo bở doanh thu hàng tỷ đô - Ảnh 2.

Doanh thu của các câu lạc bộ bóng đá Giải Ngoại hạng Anh. Nguồn: Statista.

Doanh thu thương mại

Cũng giống như bất kỳ môn thể thao nào khác trên thế giới, bóng đá phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu thương mại, bao gồm các hợp đồng tài trợ. Nhưng khác với bản quyền phát sóng, nguồn thu này ít phụ thuộc vào kết quả trên sân hơn.

Trong số các câu lạc bộ, Manchester United mang đến giá trị thương mại vượt trội trong cả thập kỷ.

Trong mùa giải 2021/2022, EPL đã tạo ra hơn 1,6 tỷ bảng từ các hợp đồng tài trợ và thương mại.

Doanh thu vé

Doanh thu trong ngày thi đấu chính là doanh thu từ vé. Các câu lạc bộ sẽ có thu nhập khác nhau mỗi khi tổ chức trận đấu. Điều này tùy thuộc vào sức chứa của sân bóng.

Chẳng hạn như sân vận động Old Trafford của Manchester United có sức chứa 76.000 chỗ ngồi, trong khi sân vận động King Power của Leicester City có sức chứa 32.000 chỗ ngồi.

Ngày này 31 năm trước: Giải bóng đá nhiều người xem nhất hành tinh được thành lập, khai mở thị trường kinh doanh béo bở doanh thu hàng tỷ đô - Ảnh 3.

Sân vận động Old Trafford

Bên cạnh đó, tính quan trọng của trận đấu cũng là yếu tố quyết định. Trong mùa giải 2021/2022, doanh thu từ các ngày diễn ra trận đấu là 700 triệu bảng.

Ngoài những nguồn thu chính kể trên, Giải Ngoại hạng Anh cũng biến các cầu thủ thành khoản đầu tư, cụ thể là trong thị trường chuyển nhượng. Câu lạc bộ bán cầu thủ thì lấy tiền thu được mua các cầu thủ khác, tạo nên sự tuần hoàn trên thị trường chuyển nhượng. Những nhà môi giới cũng được hưởng lợi từ các hoạt động giao dịch này.

Tổng hợp

Thiên Di

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên