Nghe 3 "tay chơi" thẳng-thật về đầu tư hàng hiệu: Hé lộ yếu tố chí mạng ảnh hưởng việc sinh lời, đồng loạt gọi tên 3 món chắc chắn đẻ ra tiền
Muốn tiền-đẻ-ra-tiền từ đầu tư hàng hiệu? Kỳ thực có rất nhiều chi tiết mà 3 'tay chơi' liệt kê sẽ khiến chúng ta thấy mảng miếng này không hề ngon ăn tí nào.
- 10-03-20228 phụ nữ tiết kiệm hiệu quả chỉ bằng việc thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày trong mùa dịch
- 08-03-2022Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên: Từ cô tiếp viên khiến tỷ phú Johnathan "mê mệt" đến "bà hoàng" của đế chế hàng hiệu tỷ đô, nhận tước Hiệp sĩ ở tuổi 51, thần thái và nhan sắc đỉnh cao
- 07-03-2022"Cô chiêu" 4 tuổi của tỷ phú Kylie Jenner sinh ra ngậm thìa vàng, có cuộc sống xa hoa: Đi chơi bằng máy bay 1 nghìn tỷ đồng, tủ đồ hàng hiệu tương đương cả căn nhà
Những ngày qua, từ khóa "đầu tư hàng hiệu " đã liên tục chiếm sóng trên nhiều diễn đàn, hội nhóm trong suốt một thời gian ngắn đổ lại đây. Âu cũng bởi các nhà thương hiệu "cây đa cây đề" như Chanel, Hermes, Rolex... cùng dắt tay nhau phóng mức giá lên tới mặt trăng, khiến cánh chị em thấp thỏm với suy tư chưa biết hàng hiệu có xứng đáng để trút tiền và chờ sinh lời hay chăng. Kỳ thực thì so với các địa hạt nhẵn mặt như vàng, đất đai, chứng khoán hay thậm chí là tiền ảo; hàng hiệu vẫn là yếu tố mới lạ trong đời sống thường nhật phần đa phụ nữ Việt.
Để có cái nhìn rõ nét hơn về xu thế này, chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ 3 "tay chơi" nức tiếng: diễn viên Ngọc Thanh Tâm, fashionista Lâm Thúy Nhàn và MC Moon Doãn.
Ngọc Thanh Tâm: "Để gọi là tài sản thay vì tiêu sản trong đầu tư hàng hiệu thì có 3 món đáng để nhắc tới. Tuy nhiên... "
Không chỉ gần gũi với công chúng thông qua những vai diễn điện ảnh hay web drama, con gái của nữ đại gia thủy sản từng khiến nhiều người thảng thốt với tổ ấm được ghép lại từ 6 căn hộ chiêm nguyên 1 tầng khu chung cư cao cấp. Cũng từ đó mà Ngọc Thanh Tâm hé lộ về tủ đồ hiệu bạt ngàn nhưng vẫn gia tăng đáng kể qua từng tháng, từng tuần. Trong các vlog triệu view, nữ diễn viên được vô số netizen với những màn đập hộp hay review hàng hiệu.
Ngọc Thanh Tâm sở hữu kho đồ hiệu hoành tráng, cứ dăm bữa nửa tháng lại sắm cả lố từ Hermes, Dior, Louis Vuitton, Jacquemus...
Sắm sửa hàng hiệu với Ngọc Thanh Tâm chỉ là sở thích đơn thuần. Cô không tính toán sâu xa về giá trị mỗi sản phẩm, tuy nhiên cũng cân đo đong đếm kỹ trước mỗi lần "xuống tiền". Ấy thế mà sau đợt các nhà mốt rủ nhau nhau tăng giá vừa qua, nữ diễn viên hân hoan ngồi nhẩm tính và phát hiện không ít món đồ có giá trị bành trướng trội bậc.
Sắm rất nhiều túi Hermes, Ngọc Thanh Tâm hoan hỉ khi biết giá trị chúng tăng đáng kể: B25 Beton da cá sấu bạch tạng từ 115.000 USD nay đã lên gần 125.000 USD, B25 màu Sakura thì từ 16.000 USD lên đến... 33.000 USD - tức tăng gấp đôi! Một số mẫu khác như B30 Epsom thì tăng ít hơn, từ 22.000 USD lên 24.000 USD.
"Mình nghĩ để gọi là tài sản thay vì tiêu sản trong lĩnh vực hàng hiệu thì có 3 món đáng để nhắc tới là túi Birkin, Kelly và đồng hồ. Tuy nhiên không phải cái nào giá cũng tăng như nhau đâu. Lấy ví dụ trong mảng túi thì người ta thường ưu ái những kích cỡ như 25 hoặc 20, các màu sắc dễ sử dụng và chất liệu hiếm như cá sấu, đà điểu... Mình hay sắm những túi màu sặc sỡ, khó dùng mà thường các item dạng này ít ai tìm đến", Ngọc Thanh Tâm cho biết, "Về đồng hồ thì chiếc Rolex dòng Datejust của mình là ví dụ của tiêu sản vì kể từ lúc mua tới giờ giá tụt khá nhiều."
Ngọc Thanh Tâm còn có sở thích là đã ưa một dòng sản phẩm cao cấp nào đó thì sẽ sắm đủ màu, đủ kích cỡ.
Vậy Chanel tăng giá ầm ầm thì liệu Ngọc Thanh Tâm có muốn "đu đỉnh"? Câu trả lời là KHÔNG. Bộc lộ ý kiến cá nhân, nữ diễn viên đã ngừng để mắt tới túi Chanel từ lâu, không quá yêu thích chất liệu da cùng giá cả phi mã của nhà mốt Pháp. Theo cô hiện có dòng túi Chanel đã chạm tới gần Hermes Birkin trong khi chất lượng da của hai bên có sự khác biệt đáng kể, dẫn đến phản ứng ngược từ giới khách hàng.
Và hơn hết, Ngọc Thanh Tâm khẳng định muốn đầu tư cái gì sinh lời cũng cần học hỏi và am hiểu rõ thay vì đổ xô nhau đi "lướt sóng"; để rồi ngậm quả đắng như bao trường hợp chơi chứng hay mua bán nhà chung cư...
Lâm Thúy Nhàn: "Mình mua gì cũng tăng hết, nhưng là do... ăn may"
Đã là Gen X, Gen Y và thậm chí là Gen Z trong làng mốt miền Nam thì hẳn ai cũng biết tới Lâm Thúy Nhàn. Cô là bà mẹ 2 con kiêm blogger, fashionista và founder của thương hiệu thời trang tiếng tăm. Luôn tự nhận mình chỉ là nữ nhân bình thường, "làm gì có tiền" và "không có hiểu biết gì về đồ hiệu"; thế nhưng tình yêu của Nhàn đối với thời trang xa xỉ là điều ai cũng thấy. Cô cũng khẳng định bản thân chẳng hề quan tâm đến xu thế đầu tư hàng hiệu, bởi ý định khởi điểm luôn là "mua chơi" hoặc "mua để dùng".
Giống Ngọc Thanh Tâm, Lâm Thúy Nhàn là điển hình của trường hợp "mua chơi, tăng giá thật".
Nhàn tương đối ung dung khi biết mọi món đồ hiệu mình sắm đều tăng giá ngút ngàn, chủ yếu là Hermes - Chanel - đồng hồ. "Mình mua gì cũng tăng hết, nhưng là do... ăn may. Mấy món Hermes xưa mua tầm 10.000 USD thì giờ lên gần 18.000-20.000 USD, tức là gấp đôi. Đồng hồ trước mua chỉ hơn ba trăm triệu giờ đã lên gần một tỷ, gần gấp ba. Có điều mình không bán mà để xài vì muốn các con được kế thừa."
Trọng tâm số 1 của câu chuyện đầu tư hàng hiệu, tức tính THANH KHOẢN, cũng được Nhàn khá tin tưởng: "Tính thanh khoản phải cao thì mới có nhiều bạn đi làm reseller chuyên về Hermes với đồng hồ chứ, chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Tuy nhiên cái này mình chỉ chia sẻ bản thân chứ không có khuyên: người nào thích chứng khoán thì chơi chứng, thích đất thì chơi đất, ai hợp gì chơi đó. Mình thích trade nên đầu tư vào chứng. Muốn dài hơi một chút thì chọn đất. Còn đầu tư hàng hiệu thì mình chưa thấy, chắc do bản thân không mua đồ theo kiểu mua qua bán lại."
Một góc tủ đồ hiệu của Lâm Thúy Nhàn. Được hỏi về chiến dịch tăng giá phi mã của Chanel, cô thẳng thắn: "Mình không quan tâm tại mình cũng có Chanel rồi. Họ có tăng giá mấy đợt, nghe cũng không hảo cảm cho lắm nhưng không quan trọng nữa, việc làm ăn kinh doanh của người ta mà. Mình chỉ nghĩ làm sao để có tiền mua vàng lúc này thôi. Hy vọng giá điều chỉnh lại để còn mua."
Cũng như phân vân giữa vàng hay đất, sẽ có người tự hỏi nên đầu tư hàng hiệu như đồng hồ hay xe cộ. "Mình thích đồng hồ vì nó để được lâu, chứ xe là tiêu sản rồi. Đó là nếu phải chọn 1 trong 2 nha. Người có tiền thì không chọn, họ mua cả 2", Nhàn hóm hỉnh chia sẻ.
Khi được hỏi về những cái tên đáng để chị em rút ví đầu tư, Nhàn nói đến túi Hermes Birkin 25 và Kelly 20, cũng như đồng hồ Patek's Philippe dòng Aquanaut.
Moon Doãn: "Mua chờ tăng giá để bán thì khó vì muốn giữ giá, sinh lời thì cũng phải bảo quản rất kỹ"
Nếu Võ Hà Linh được mệnh danh là "sát thủ của giới KOL/KOC" thì Moon Doãn từ xưa nay đã là khắc tinh của những vụ "scam" (lừa đảo qua hình thức bán hàng) đồ hiệu, thậm chí còn vạch trần một số phi vụ đồ fake chấn động khắp cõi mạng. Để có thể mạnh miệng đến vậy, bản thân nữ MC kiêm doanh nhân này từng can qua bao chuyến shopping khắp 5 châu 4 bể, tích lũy một lượng kiến thức đồ sộ về hàng hiệu khiến cánh chị em vô cùng nể phục.
Moon Doãn là khắc tinh của những vụ scam hàng hiệu, đồng thời vạch trần thói sử dụng đồ fake để xây dựng danh tiếng của một số cá nhân.
Tất nhiên với câu chuyện hiện tại là đầu tư hàng hiệu để sinh lời, Moon Doãn cũng có những góc nhìn trực diện. Cô chia sẻ từ chính kinh nghiệm bản thân: "Thật ra hồi xưa khi đi du lịch nước ngoài, mình cứ nghĩ tìm mấy hàng bán đồ hiệu vintage/used sẽ mua được giá hời nhưng hóa ra hoàn toàn sai lầm. Những chiếc túi xách Chanel 2.55 rank A trở lên giá còn cao ngang hoặc đắt hơn cả giá in-store lúc ấy. Đồng hồ Patek cũng vậy, tính ra là giá bán lúc mình thấy cho tới giờ đã cao gấp 2-3 giá!!!
Ở khu vực Mỹ hay Châu Âu thì đồ hiệu vintage rất có giá vì được coi là đồ "sưu tầm". Có người thích sưu tầm tranh, xe... thì đồ hiệu cũng đáng được sưu tầm cũng nhiều. Tôi nghĩ mỗi người mua đồ sẽ có một chủ đích khác nhau, tùy vào nhu cầu chứ không theo bất cứ khuôn mẫu nào cả. Có người mua vì thích, mua để xài và cũng có nhiều người sẽ mua để đầu tư. Mình nghĩ tư duy mua đồ hiệu để đầu tư cũng đi theo xu thế chung đã có từ lâu trên thế giới."
"Mình mua đồ thì có 2 kiểu, mua đồ mùa sale và mua đồ lúc không sale. Đồ sale thì đúng là không nghĩ nhiều, Chanel hay Hermes mà giảm tới 30-70% thì quá hời mà. Còn đồ mình mua full giá thường là không bao giờ sale, ngược lại mỗi năm đều tăng giá và để càng lâu càng có giá", Moon Doãn bật mí về cách shopping của bản thân.
Và khi đề cập đến cuộc đua tăng giá của Chanel, Hermes, Louis Vuitton.. khiến cánh chị em Việt nghĩ đến việc đầu tư, Moon Doãn không ngần ngại cho rằng "nhiều món đồ nâng giá cao thái quá, không phù hợp".
Hiểu rõ về giá trị hàng hiệu đến thế, liệu Moon Doãn có coi mảng miếng này đáng đầu tư để sinh lời? Kỳ thực nữ MC chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó. Những sản phẩm cô sắm thường có lý do khởi điểm là "tiện và dễ sử dụng", dùng được lâu và đáng tiền. Cô hé nguyên cớ không coi trọng mảng này: "Mình thấy mua chờ tăng giá để bán thì khó vì muốn giữ giá, sinh lời thì cũng phải bảo quản rất kỹ. Mùa lockdown năm ngoái mình không ngó tủ giày tới lúc đụng vô thấy mốc sạch, phải spa khá mệt."
Với Moon Doãn, khâu bảo quản đồ hiệu khá oái oăm ở một quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Để lâu không dùng tới dễ khiến các sản phẩm bị mốc, chưa kể trong quá trình sử dụng còn hư hao vài phần.
Vậy những item nào là món đầu tư hiệu quả nhất? Đồng hồ!
"Nếu bạn có một khoản và muốn đầu tư hàng hiệu thì tốt nhất nên chọn đồng hồ vì dễ bảo quản lại gọn nhẹ. Patek Philippe luôn là lựa chọn ưu tiên. Và luôn nhớ chọn dòng máy cơ chứ đừng chọn máy pin nhé. Không ai sưu tập đồng hồ mà chơi máy pin hết, chỉ có máy cơ mới tăng giá và có giá trị vĩnh cửu thôi", nữ MC hé lộ.
Ngoài ra 2 món khác cũng đáng để đầu tư là Hermes Birkin và Kelly, size 25-30 đều ổn. Theo Moon Doãn thì do tạng người phụ nữ Á be bé xinh xinh nên những mẫu túi B25, K20, K25 khá được chuộng dù nhược điểm là trông như... đồ chơi, khó đựng đồ, dễ gãy nắp. Còn ở thị trường phương Tây thì khách hàng chuộng các túi size to như B30 và K28, thông thường mức giá cũng cao trội bật so với châu Á.
Ảnh: Facebook nhân vật
Pháp luật và bạn đọc