Nghe theo khẩu hiệu ‘Còn trẻ mà, cứ tiêu đi, chỉ cần đi vay’ của Jack Ma, hàng triệu người Trung Quốc lâm cảnh nợ nần, bế tắc, có người muốn tự sát
Lời khuyên phản tác dụng của Jack Ma: Còn trẻ mà, cứ tiêu đi, chỉ cần đi vay!
- 11-03-2021Tượng ông Trump ngồi thiền gây sốt ở Trung Quốc, dân tình đổ xô mua với hy vọng sự nghiệp sẽ "vĩ đại trở lại"
- 10-03-2021Những bộ đồ chơi Lego đắt hàng nhờ đại dịch, Trung Quốc góp công lớn
- 10-03-2021TTCK Trung Quốc mất 1,3 nghìn tỷ USD và chỉ hồi phục nhẹ trong phiên 10/3, sự can thiệp của các quỹ nhà nước có thực sự hiệu quả?
Tỷ phú Jack Ma từ lâu đã đóng vai trò như một người hỗ trợ rất nhiệt tình cho người trẻ và các doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc. Công ty tài chính Ant Group của ông cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến nhanh chóng để những đối tượng kể trên có thể tiếp cận nguồn vốn mong muốn.
"Bạn còn trẻ mà, cứ tiêu thôi", quảng cáo trên Huabei – một tính năng giống như thẻ tín dụng trên ứng dụng Alipay của Jack Ma nói. Nghe theo lời khuyên đó, hàng triệu người trẻ, nhất là thế hệ sinh viên mới ra trường đổ xô đến trung tâm thương mại ở các thành phố để mua sắm.
Shen Xiaoli, 25 tuổi cũng nghe theo tiếng gọi đó. Huabei đã giúp Shen có chiếc iPhone đầu tiên, giúp cô có chi phí cho việc thực tập ở Bắc Kinh. Không lâu sau, cô bắt đầu sử dụng Huabei để chi tiêu nhiều thứ khác nữa gồm cả đi taxi, mua rau củ. Những hóa đơn bắt đầu chất đống. Nợ của cô tăng lên đáng kể: "Tôi cảm thấy như mình sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi các khoản nợ".
Khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu chiến dịch chỉnh đốn lại đế chế của Jack Ma vào cuối năm ngoái, Shen đã quyết định cắt giảm và buộc mình phải tiết kiệm như trước. Cô chỉ mua vài món đồ trong dịp lễ hội mua sắm lớn hất hàng năm của Jack Ma vào năm ngoái. Cô cũng tìm đến những video và
"Bằng cách điều chỉnh lại suy nghĩ, tôi đã kiểm soát được cơn nghiện mua sắm của mình", Shen cho biết. Tháng trước, cô đã loại bỏ Huabei ra khỏi tính năng "thanh toán ưu tiên" được thiết lập trên ứng dụng điện thoại. Cô lên kế hoạch sẽ sớm trả lại 1.000 NDT đang còn nợ.
"Rồi tôi sẽ thoát được nợ".
Lời khuyên phản tác dụng
Jack Ma là doanh nhân đổi mới hàng dầu ở Trung Quốc. Những sản phẩm của ông đã thay đổi ngành công nghệ và thương mại của cả nước, biến ông trở thành tỷ phú và một người nổi tiếng tầm cỡ toàn cầu.
Ông cũng có thể coi là biểu tượng của công nghệ Trung Quốc trong suốt 2 thập niên vừa qua. Kỳ vọng đạt giá trị 34 tỷ USD khi IPO của Ant vào năm trước đáng ra sẽ lập được kỷ lục thế giới nếu như chính phủ Trung Quốc không bất ngờ chặn đứng kế hoạch lên sàn của họ.
Trước đó vào tháng 10/2020, Ma đã đi quá xa khi lên tiếng chê các nhà băng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về internet tại một hội nghị ở Thượng Hải. Điều đó đã khiến chính phủ Trung Quốc nổi giận và Ma đã gần như biến mất trong 3 tháng sau đó.
Thông điệp từ các nhà chức trách đã quá rõ ràng: Big Tech và Big Finance cần phải được chấn chỉnh lại!
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là một bộ phận người dân Trung Quốc đồng tình với việc đó: Những người trẻ tuổi. Rất nhiều người sinh vào những năm 1990 không còn tồn sùng Jack Ma như trước. Trưởng thành khi kinh tế bắt đầu chậm lại, họ bắt đầu hoài nghi chủ nghĩa tiêu dùng và sự bất bình đẳng. Họ vẫn dùng sản phẩm của Jack Ma, nhưng không đồng ý với những lý tưởng của ông.
Một video lan truyền sau rộng rãi sau khi thương vụ IPO của Ant đổ bế giải thích rằng mô hình cho vay rủi ro của Jack Ma rất giống giai đoạn cho thế chấp mua nhà ở Mỹ gây ra cuộc đại khủng hoảng vào năm 2008. Một vài người khác cảnh báo rằng chủ nghĩa tiêu dùng sẽ biến người trẻ trở thành "nô lệ".
Một video khác bày tỏ sự nghi ngờ với quan điểm cố gắng, nỗ lực trong công việc sẽ thành công của Jack Ma. Họ chứng kiến phần thưởng thường đến từ đặc quyền từ trước hơn là tự nỗ lực. Họ cho rằng thành công là sẵn có, dựa trên nền tảng tiền tài, gia đình.
"Những người như Jack Ma nói rằng họ không quan tâm đến tiền, nhưng đều sống cuộc sống giàu sang và chê bai thanh niên. Rõ ràng những người trẻ sẽ không thể chấp nhận những thông điệp đó và tiếp tục tôn thờ họ", một người nhận xét.
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích đang theo mảng công nghệ tài chính cũng đã đưa ra những rủi ro trong hoạt động của Ant.
Lo ngại của các nhà làm luật là dịch vụ tín dụng vi mô Huabei và Jiebei – tiếng quan thoại nghĩa là "cứ tiêu đi" và "chỉ cần vay thôi". Các dịch vụ này kết nối người dùng với các khoản vay nhưng không trực tiếp cung cấp nguồn vốn mà nó đến từ các đối tác ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Các khoản vay của người dùng được Ant Group gộp lại để trở thành gói đầu tư cho các tổ chức.
Ant thu phí dịch vụ với mỗi giao dịch và thu lãi trên khoản thanh toán trong khi đó chuyển rủi ro nợ xấu sang cho các ngân hàng và nhà đầu tư. Họ chỉ tự bỏ vốn ra khoảng 2% với các khoản vay tiêu dùng.
Trước đây, những doanh nghiệp nhỏ và cá nhân ở Trung Quốc rất khó nhận tín dụng từ những ngân hàng nhà nước lớn. Sản phẩm tín dụng của Ant giải quyết được vấn đề đó. Tuy nhiên họ cũng nhắm tới người tiêu dùng trẻ tuổi với những kinh nghiệm tài chính ít ỏi, dễ dàng cấp cho họ khoản vay mà không cần thế chấp.
Eva Wang, 23 tuổi là một trong số đó. Cha mẹ cô là nông dân làm việc ở tỉnh Changqing. Wang bắt đầu sử dụng Huabei và Jiebei vào năm 2018. Mới đầu khi sử dụng, họ cảm thấy thật kỳ diệu. "Huabei và Jiebei giống như tiền giả vậy. Bạn cứ tiêu mà chẳng cần nghĩ ngợi gì".
Tháng 6 năm ngoái, Wang mất việc làm. Cô đang nợ 40.000 NDT (6.100 USD) và không có thu nhập trong nhiều tháng. Cô tiếp tục thực hiện các khoản vay mới để trả nợ cũ. Không lâu sau, những tin nhắn, cuộc gọi từ phía chủ nợ cứ thế dài thêm.
"Tôi sợ phải mở mắt ra vào buổi sáng. Đôi khi tim tôi đập nhanh đến mức như không thể thở được". Đã có lúc, cảm thấy xấu hổ với gia đình, cô muốn tự sát. "Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy cuộc sống khốn khổ đến thế nào".
Con dao 2 lưỡi
Tuy nhiên không phải ai cũng đổ lỗi cho các nền tảng của Jack Ma. Nhiều ý kiến cho rằng người đi vay cần phải tự chịu trách nhiệm cho chính khoản vay của mình.
"Dao có thể dùng để cắt thịt, cũng có thể đâm người. Con dao không có lỗi, chỉ là mỗi người dùng một cách khác nhau", Lichen He, 27 tuổi, làm việc tại một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh nhận xét. Huabei đã giúp cô "không biết bao nhiêu lần" trong những tình huống khẩn cấp khi mà vài tuần nữa mới có lương. "Huabei giúp tôi sống sót cho tới khi tiền về".
"Tôi sợ phải mở mắt ra vào buổi sáng. Đôi khi tim tôi đập nhanh đến mức như không thể thở được. Đã có lúc, cảm thấy xấu hổ với gia đình, cô muốn tự sát. "Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy cuộc sống khốn khổ đến thế nào".
Tín dụng vi mô của Ant đã phát triển nhanh không tưởng. Ra mắt năm 2015, Huabei và Jiebei đã được sử dụng bởi 500 triệu người vào giai đoạn 1 năm trước 30/6/2020. Một báo cáo năm 2019 bởi công ty nghiên cứu Nielsen cho thấy 86,6% người tiêu dùng Trung Quốc tuổi từ 18 – 29 sử dụng các sản phẩm tín dụng.
Đó là một sự khác biệt khá lớn so với thế hệ già, những người có ít tiền, không thẻ tín dụng và coi văn hóa tiết kiệm là trên hết.
Trong một diễn đàn thảo luận trực tuyến ở Trung Quốc, một nhóm người ủng hộ gọi là "liên minh người mắc nợ" hiện có hơn 39.000 thành viên. Một báo cáo gần đây cho biết số nợ trung bình bởi những người trong nhóm này vào khoảng 56.000 USD.
Ant hiện đang buộc phải tái cấu trúc theo yêu cầu từ phía nhà chức trách. Những hoạt động kinh doanh của họ sẽ được chuyển thành công ty cổ phần tài chính để chịu những yêu cầu giống một ngân hàng hơn là công ty công nghệ. Điều quan trọng nhất, các nền tảng cho vay trực tuyến như Huabei và Jiebei sẽ phải đóng góp 30% vốn cấp cho các khoản vay mà họ cung cấp cho người tiêu dùng.
Tháng 1, Jack Ma xuất hiện trở lại với vẻ ngoài khiêm tốn hơn trong một video để cổ vũ các nhà giáo ở vùng nông thôn. Ant sẽ IPO trở lại nhưng không biết là mấy tháng hay mấy năm sau nhưng điều chắc chắn là giá trị sẽ giảm. Mục tiêu của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đặc biệt là khi thế giới vẫn mắc kẹt trong đại dịch vẫn sẽ diễn ra nhưng ở mức độ chậm hơn, có kiểm soát hơn. Trong khi đó, Alibaba đang phải điều tra về cáo buộc độc quyền.
Wang, người từng có ý định tự sát ở đầu bài viết hiện đã có việc làm với mức lương 1.100 USD/tháng. Cô nói với gia đình về khoản nợ và đã ngừng chi tiêu quá mức.
"Sau khi dừng mua sắm không kiểm soát, tôi thấy rất nhiều món đồ được mua trước đây chỉ là để lấp đầy sự trống vắng trong trái tim chứ không phải bởi tôi thực sự cần nó". Cô đổ lỗi cho chính mình, nếu không có thẻ tín dụng, không có các khoản vay trực tuyến, cô đã không rơi vào cảnh nợ nần. Nhưng cô lên kế hoạch sẽ đóng tài khoản HUabei và Jiebei sớm khi trả được nợ.
"Lòng tham của con người rất điên rồ. Thật may mắn là tôi vẫn còn trẻ và không qua muộn để bắt đầu thay đổi".
Nguồn: LATimes
Doanh nghiệp & Tiếp thị