Nghệ thuật chơi chữ "siêu đẳng" của người Nhật trong mâm cỗ năm mới, hay chẳng kém gì "cầu vừa đủ xài" của Việt Nam
Nếu người Việt mình có mâm ngũ quả "cầu dừa đủ xoài" nghe na ná "cầu vừa đủ xài" thì người Nhật cũng không kém trong phương diện chơi chữ trong mâm cỗ năm mới đâu nhé!
- 31-12-2018Bước sang năm 2019, tạo cho bản thân những đặc điểm này để trở thành một người lôi cuốn khi giao tiếp, ấn tượng trong mọi cuộc thương lượng
- 31-12-2018Không cần thuốc, bổ sung 10 loại thực phẩm này sẽ giúp giảm cholesterol tự nhiên và hiệu quả
Từ lâu, người Nhật đã bỏ lễ Tết truyền thống và thường mừng năm mới vào ngày 1/1 theo lịch phương Tây nên khi bạn đang đọc bài viết này cũng là lúc người người nhà nhà ở Nhật đang lục tục chuẩn bị mâm cỗ cho bữa cơm Tất Niên đấy. Bữa cơm này có ý nghĩa cực kì quan trọng với người Nhật vì đây là đánh dấu một sự khởi đầu mới, ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tinh thần của người dân xứ Hoa Anh Đào trong cả năm sắp tới.
Bữa cơm này tên là Osechi Ryori, có nguồn gốc bắt đầu từ thời Heian và được người Nhật giữ gìn đến tận bây giờ. Về hình thức, người Nhật xem trọng Osechi Ryori đến mức có riêng hộp tráp sơn dầu để đựng thức ăn, và ba chiếc hộp này chỉ được dùng riêng cho dịp năm mới, sau khi dùng xong thì cẩn thận lau chùi rồi cất đi để đến năm sau dùng lại.
Một mâm cỗ Nhật gồm nhiều món, mỗi món đại diện cho một lời chúc phúc về nhiều phương diện khác nhau. Nếu người Việt mình có mâm ngũ quả "cầu dừa đủ xoài" nghe na ná "cầu vừa đủ xài" thì người Nhật cũng không kém trong phương diện chơi chữ đâu. Cụ thể thì cùng xem list sau đây nhé!
Datemaki
Đây là món trứng cuộn với chả cá, có phiên âm tiếng Hán là "y đạt quyển", chữ date hay "y" trong datemaki đồng âm với "y" trong "y phục", nói lên ước muốn có quần áo lộng lẫy, ấm êm. Ngoài ra, món trứng cuộn này gợi nhớ đến những tập thơ, tập tranh và chữ được cuộn lại, nên cũng là một lời chúc cho đường học vấn rộng mở.
Kobu maki
Cơm cuộn tảo biển là món ăn hàm chứa lời chúc "hạnh phúc" do chữ kobu trong kobu maki đồng âm với kobu trong "yorokobu", nghĩa là niềm vui và hạnh phúc. Kobu cũng mang ý nghĩa "con đàn cháu đống" khi viết bằng hán tự "子生" tượng trưng cho sự sinh nở.
Kazunoko
Món trứng cá trích ngâm của Nhật cũng là một món ăn sử dụng nghệ thuật chơi chữ khéo léo của người Nhật. Kazu nghe giống "con số" và Ko thì là "trẻ con". Món ăn này có ý nghĩa chúc cho một cặp vợ chồng có thể sinh nhiều con.
Đậu đen
Từ xưa, đậu đen của Nhật vẫn luôn được dùng để xua đuổi tà ma quỷ dữ. Điều này bắt nguồn từ niềm tin Đạo Giáo rằng màu đen có thể bảo hộ bạn khỏi những thứ không lành. Ngoài ra thì người Nhật lại chơi chữ lần nữa khi từ "mame" trong kuromame cũng có nghĩa sức khoẻ tốt hoặc sự mạnh mẽ.
Cá Tai
Cá tráp có tên là Tai trong tiếng Nhật. Đây là loài cá được dùng trong những dịp cần ăn mừng. Và không sai, lại là một cú chơi chữ ngoạn mục của người dân xứ Phù Tang khi chữ "tai" trong cá tai đồng âm với "tai" trong "medetai", có nghĩa là "ăn mừng". Cá tai thường xuất hiện trong những bữa tiệc mừng em bé ra đời, lễ cưới hỏi và năm mới.
Dai dai
Quả cam trong tiếng Nhật đọc là daidai, đây là món mứt cam đắng của Nhật, dai dai đồng âm với "đại đại" nghĩa là "đời đời". Món ăn này hiện tại hiếm khi xuất hiện nhưng đã từng rất phổ biến trong các gia đình quyền quý ngày xưa. Món ăn này có ý nghĩa cầu chúc cho một gia tộc đời đời trường tồn.
Trí thức trẻ