Nghèo không phải là cái tội, nhưng nghèo mà mang hai tâm lý này thì cả đời không ngóc đầu lên nổi
Không ai chọn được vạch xuất phát cho riêng mình, nghèo và giàu từ lúc mới sinh ra đều là số phận, nhưng dù có xuất phát thế nào thì ít nhất bạn phải sống đúng thì mọi thứ mới tốt đẹp.
- 13-05-20217 bí kíp sinh tồn hữu ích trong những cảnh ngặt nghèo nhất, bất kỳ ai cũng nên học
- 13-05-202110 lý do "người nghèo mãi nghèo": Đọc xong giật mình ngẫm lại mình vì đúng quá!
- 12-05-2021Chỉ có đàn ông "nghèo quen rồi" mới có thói quen nói những câu cửa miệng này, chẳng trách đường càng đi càng hẹp
Những người nghèo khổ sống dưới đáy xã hội và không có quyền lực nên thường bị người khác ức hiếp. Tuy nhiên, những người bắt nạt họ hầu như không phải là tầng lớp thượng lưu, mà là những người nghèo khổ như họ.
Dù người giàu cũng không tử tế gì mấy, nhưng nếu có họ có bắt nạt người nghèo thì chỉ là sự “thiếu lòng nhân ái” ở mức đạo đức.
Tại sao lại nói rằng người nghèo thích bắt nạt người nghèo hơn? Bởi vì có những người nghèo từ khi còn nhỏ đã phải sống trong một môi trường xấu hổ, họ thường bị người khác nhìn chằm chằm và bắt nạt.
Sự tức giận tích tụ lâu ngày trong lòng sẽ khiến bản thân họ tìm kiếm một chút thoải mái về tâm lý bằng cách bắt nạt người khác.
Người nghèo vốn không có khả năng hoặc dũng khí để khiêu khích những người nhà giàu, vì vậy họ chỉ có thể chọn những người ngang mình để ức hiếp. Người nghèo cứ mãi nghèo thường mang hai tâm lý, một là ghét người giàu, hai là tàn nhẫn với những người nghèo giống mình.
Tại sao người nghèo lại tàn nhẫn với người nghèo?
Đối với nhân viên phục vụ trong ngành dịch vụ ăn uống, nhân viên phục vụ trong các nhà hàng cao cấp rất ít khi cảm thấy tức giận, dù họ có làm gì sai thì hầu hết khách hàng sẽ rất bao dung.
Những người phục vụ trong các nhà hàng hoặc quán ăn bình thường lại không vui vẻ như vậy. Dù chỉ là vấn đề nhỏ nhặt như lên món ăn chậm, có thể đã bị phàn nàn.
Khổ nhất là những shipper giao hàng, dù mưa hay nắng, dù sớm hay khuya vẫn phải đi giao hàng để kiếm sống, nếu không sẽ bị la mắng. Và những người hay bắt nạt những người nghèo khó như mình giống như không có gia đình, không có anh chị em, không có con nên không biết được nếu mình có người nhà bị bắt nạt như thế sẽ cảm thấy ra sao?
Đối với người nghèo bắt nạt người nghèo, đây không phải vấn đề phi nhân tính, mà là do cái ác thực sự được hình thành từ sự ức hiếp lâu dài dưới đáy xã hội. Và tệ nạn thực sự này cũng siêu lây lan. Do đó, nhìn ra thế giới, an sinh xã hội ở các khu giàu có ngày một tốt lên, còn an ninh xã hội ở các khu ổ chuột mãi không thể cải thiện.
Sở dĩ người nghèo tiếp tục nghèo và người giàu tiếp tục giàu phần lớn là do lòng người nghèo quá nặng, thù ghét người giàu
Nguyên nhân khiến người nghèo càng nghèo tất nhiên là do họ khó tiếp cận các nguồn tài nguyên quý giá khác nhau để kiếm tiền khởi nghiệp, nhưng sâu xa nhất chính là lòng người nghèo quá nặng, thù ghét người giàu.
Thù ghét người giàu là món khai vị của không ít người nghèo. Điều mà người nghèo thích thấy nhất là ông chủ của XX bị vợ phụ bạc, ngôi sao của XX bị giám đốc vùi dập, danh nhân của XX bị hủy hoại, quản lý cấp cao của XX ngồi tù, doanh nhân giàu có của XX bị giết...
Loại tâm lý này lâu dài sẽ biến thành một loại tà khí. Nếu tâm họ chứa đựng tà khí này, thì làm gì cũng không cảm thấy thuận mắt, mỗi ngày đều sống trong cảm giác bất công, khiến bản thân trở nên phẫn nộ với thế giới. Suốt ngày sẽ tìm cách làm sao để kéo người khác xuống và thay đổi cuộc đời mình.
Tâm lý tức giận và gây thù chuốc oán ở khắp mọi nơi không chỉ tiêu tốn thời gian quý báu mà còn khiến bản thân trở thành “dịch” làm mọi người xa lánh, và đương nhiên cuộc sống nghèo khổ mãi không thể ngóc đầu lên nổi, nghèo vẫn hoàn nghèo.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc