Nghi án lừa đảo rúng động ngành điều: Rủi ro ở nước ngoài khó xử lý gấp 100 lần trong nước
LS Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC chia sẻ như vậy khi nói về vụ 100 container hạt điều nghi bị lừa với khoảng 36 container vẫn đang chịu rủi ro.
- 16-03-2022Toàn cảnh vụ nghi lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều Việt Nam
- 16-03-2022Vụ gần 100 container xuất khẩu điều gặp rủi ro qua góc nhìn của người nhiều năm trong nghề
- 13-03-2022Vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều: Các ngân hàng Ý nhận được bộ chứng từ photocopy, có trường hợp là giấy trắng
-
Khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì không phải là được, mà nhiều khi còn mất. Ít nhất thì cũng phiền hà, rắc rối và mất thời gian để giải quyết.
-
Vàng không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hằng ngày. Đơn giản đó chỉ là sản phẩm mà người dân xem như tài sản để tích lũy, là của để dành. Thậm chí, từ trước đến nay người có tiền mua cả trăm cây vàng cũng không vi phạm gì. Tương tự, người đi mua giùm cho người khác cũng không hề vi phạm
Lý giải cho nhận định này, LS Trương Thanh Đức đưa ra các phân tích, so sánh như sau:
Ở trong nước, giao dịch thương mại chủ yếu dựa vào các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng (nhất là đối với các khoản thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên). Tuy nhiên, hai bên mua bán hàng hoá, dịch vụ có sự chủ động cao, ít phụ thuộc vào ngân hàng, vì với vai trò trung gian thanh toán, ngân hàng chủ yếu cung ứng các công cụ, phương tiện thanh toán.
Lý do là hai bên cùng là pháp nhân Việt Nam, sử dụng cùng một hệ thống pháp luật và cùng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, nên có thể chủ động trong việc nắm bắt, bám sát đối tác, hàng hóa, vận chuyển, giao nhận, thanh toán cũng như khi giải quyết vướng mắc.
LS Trương Thanh Đức. Ảnh: Doanh nghiệp & Đầu tư.
Hiện nay, Việt Nam có phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (loại trả trước), ví điện tử và mới nhất là mobile-money (tiền di động).
Từ năm 1958, pháp luật nước ta cũng đã từng quy định về việc thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) trong nước, nhưng có lẽ do không phù hợp, nên sau đó đã không còn được sử dụng.
Một số phương thức thanh toán nêu trên cũng được sử dụng trong thanh toán quốc tế . Riêng mobile-money chưa được phép. Đối với buôn bán thương mại quốc tế thì có một số phương thức thanh toán tương đối phổ biến như chuyển tiền (TT), thư chuyển tiền (MTR), trả tiền lấy chứng từ (C.A.D), nhờ thu (Collection), L/C.
Tuy nhiên, khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế dựa trên các hệ thống pháp luật khác nhau, đồng tiền khác nhau và các bên không dễ dàng gặp gỡ trực tiếp để xử lý các trục trặc. Đặc biệt khi xảy ra việc tranh chấp, khiếu nại, kiện cáo thì vô cùng phức tạp, tốn kém về tố tụng tòa án, trọng tài và thi hành án.
Vì vậy, việc thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế thường phải dựa vào bên trung gian có uy tín là ngân hàng, là tổ chức tài chính chuyên nghiệp về dịch vụ thanh toán, thành thạo luật chơi chung và đặc biệt là có độ tin cậy rất cao tại nước sở tại.
"Việc các bên lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mối quan hệ, chấp nhận rủi ro, thông lệ thị trường, thói quen giao dịch, chi phí, thời gian và nhất là theo yêu cầu của bên dẫn dắt giao dịch.
L/C là phương thức thanh toán bảo đảm nhất (pháp luật Việt Nam coi nghiệp vụ mở L/C là hoạt động bảo lãnh), nhưng vẫn không được các bên lựa chọn trong nhiều giao dịch xuất nhập khẩu.
Xử lý rủi ro về phương thức thanh toán xuất khẩu
Đối với phương thức thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (hình thức thanh toán trong vụ container hạt điều nghi bị lừa - PV) nếu ở trong nước thì đó là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
Trong xuất nhập khẩu, vấn đề này được quy định tại Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522) do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) sửa đổi năm 1995, có hiệu lực từ ngày 01/01/1996.
Khi xảy ra rủi ro đã chuyển hàng đi nước ngoài mà có nguy cơ mất hàng và không nhận được tiền thì cũng tương tự như việc bán hàng trong nước, nhà xuất khẩu sẽ đề nghị ngân hàng hỗ trợ (nếu thuộc quyền của ngân hàng hoặc pháp luật cho phép); cơ quan ngoại giao đề nghị cơ quan chức năng hay cơ quan pháp luật nước ngoài xử lý đối với một vụ khiếu nại, gian lận, tranh chấp thương mại (nếu có căn cứ pháp luật và kịp thời) hay một vụ án dân sự hoặc hình sự.
"Nhưng nếu ở Việt Nam, những việc này đã thấy rất khó thì ở nước ngoài còn khó gấp 10, thậm chí gấp 100. Với phương thức thanh toán nhờ thu thì vụ 36 container hạt điều đã vuột khỏi tầm tay của ngân hàng. Giờ chỉ còn dựa vào can thiệp của cơ quan ngoại giao và cơ quan pháp luật nước ngoài để ngăn chặn (nếu kịp) và truy lùng tội phạm (nếu có)", ông Đức nói thêm.
Doanh nghiệp và tiếp thị