Nghỉ hưu 5 năm, tôi nhận ra người già có 3 điều tuyệt đối không nên nói: Càng giữ kín kẽ, con cái càng biết ơn!
3 điều nhiều người già vô tình nói với con cái mà không biết rằng nó có thể gây ra nhiều phiền phức và rắc rối.
- 16-09-2024Phó giám đốc vay 35 triệu đồng nhưng… mãi không trả, nghỉ hưu vẫn mời đám cưới con, tôi nói đúng 1 câu ngay lập tức tiền được hoàn trả
- 15-09-2024Cụ bà làm việc đến năm 100 tuổi mới chịu nghỉ hưu, vẫn khỏe mạnh, minh mẫn: Chỉ có 3 bí quyết đơn giản, ai cũng có thể làm theo
- 10-09-2024Tôi 55 tuổi, lương hưu 11 triệu đồng/tháng, sau khi nghỉ hưu, sống cùng mẹ 83 tuổi, nhận ra: “Trong nhà có người già như có được cả kho báu!"
- 10-09-2024Bố mẹ nghỉ hưu khi "quý tử" mới 15 tuổi, tôi bỗng nhiên bị bắt chu cấp cho em 7 triệu/tháng
* Những dòng tâm sự của bà Lâm (60 tuổi, Trung Quốc) nhận được gần 10.000 lượt đọc trên trang tin Toutiao
Tôi sinh ra trong một gia đình lao động, từ nhỏ đã làm đủ việc để kiếm sống. Điều khiến bản thân tôi cảm thấy may mắn nhất là tìm được một công việc tốt để gắn bó suốt nhiều năm. Nhờ vậy, tôi đã có được một khoản tiết kiệm nhỏ để lo cho gia đình và mức lương hưu trí dư giả khi về già.
Tôi có 2 người con trai đều đã lập gia đình. Được sống chung với chúng khiến tôi cảm thấy hạnh phúc nhưng cũng có vô vàn nỗi lo. Sau 5 năm nghỉ hưu, tôi nhận ra nhiều bài học quý giá được đúc rút từ cuộc sống của bản thân và nhiều bạn bè thân thiết.
Sau khi nghỉ hưu, chúng ta có nhiều thời gian rảnh rỗi để lo cho bản thân và con cái. Điều này đồng nghĩa với những tiếp xúc trong gia đình tăng lên. Nếu bản thân không khéo léo và tinh tế khi giao tiếp với con cái, có thể kéo theo nhiều xích mích không đáng có.
Đặc biệt, bài học mà tôi nhận được là khi biết giữ kín 3 điều này với con cái, thì cuộc sống càng bình yên, viên mãn.
1. Những thành tựu và sự xuất sắc trong quá khứ
Sau khi nghỉ hưu, chúng ta dễ chìm đắm trong ký ức của tuổi trẻ. Những thành tựu, sự chói sáng trong quá khứ khiến tôi tự hào. Việc thường xuyên nhắc đến những thành tựu trong quá khứ với con không chỉ khiến chúng cảm thấy nhàm chán, mà còn tạo tâm lý tự ái và yếu kém cho con.
Quan trọng hơn nữa, việc ám ảnh về quá khứ có thể khiến bản thân bỏ lỡ niềm hứng khởi và vẻ đẹp ở hiện tại cũng như tương lai.Chúng ta nên học cách trân trọng và tận hưởng sự bình yên, sự tự do của cuộc sống hưu trí. Theo tôi, bằng cách nhẹ nhàng buông bỏ những thành tựu trong quá khứ, bạn mới có thể thấy được cuộc sống còn nhiều điều đáng theo đuổi và trân trọng hơn.
2. Những chuyện vụn vặt, tranh chấp trong gia đình
Việc nghỉ hưu giúp chúng ta có nhiều thời gian dành cho gia đình. Tuy nhiên, điều này cũng có thể kéo theo những xích mích trong quá trình sống chung. Việc nói ra những vấn đề vụn vặt với con cái có thể khiến tình cảm gia đình rạn nứt, là lý do tạo nên sự xa cách.
Chúng ta có thể học lối suy nghĩ tích cực và bao dung hơn, đồng thời cố gắng sử dụng trí tuệ và tình yêu thương để giải quyết vấn đề. Những người ở độ tuổi nghỉ hưu nên là ‘‘chất keo gắn kết gia đình’’, là người tạo ra sự hòa thuận và ấm áp cho mái ấm.
3. Tiền tiết kiệm và lương hưu
Không chỉ khi nghỉ hưu mà ở tuổi trung niên, chúng ta nên bắt đầu giữ thái độ khiêm tốn và thận trọng khi đề cập đến vấn đề tài chính. Nhiều người có tính thật thà, gặp ai cũng khoe mình có lương hưu cao hoặc nhiều tiền tiết kiệm. Họ không biết điều này chẳng những không mang lại lợi ích mà còn khiến cuộc sống của bản thân bị xáo trộn.
Các bậc làm cha mẹ cũng không nên tiết lộ số tiền tiết kiệm mình có với con cái, nhất là những gia đình đông con. Bởi khi biết cha mẹ có nhiều tiền, con cái có thể nảy sinh tâm lý nhờ vả và thích vay mượn. Trong các gia đình đông con, hành động này của cha mẹ còn khiến chúng có tâm lý ghen tị, so sánh với anh chị em. Về lâu về dài, tình cảm gia đình sẽ khó để hàn gắn.
Theo Toutiao
Đời Sống Pháp Luật